Kết quả phẫu thuật u biểu mô buồng trứng tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Tuấn Minh, Đỗ Tuấn Đạt, Đặng Thị Minh Nguyệt thực hiện.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu nhằm mục tiêu nhận xét kết quả phẫu thuật u biểu mô buồng trứng tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả được tiến hành trên 422 phụ nữ được chẩn đoán là u buồng trứng có chỉ định can thiệp phẫu thuật và có kết quả mô bệnh học là u biểu mô buồng trứng tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2022.
Kết quả nghiên cứu: Dưới 50 tuổi chủ yếu (99,6%) bóc u buồng trứng. Với các trường hợp u buồng trứng lành tính, phần lớn được phẫu thuật qua nội soi (90,6%), mổ mở chỉ chiếm 8,3%. Tương tự với u giáp biên, 87,5% trường hợp được mổ nội soi. Ngược lại, với trường hợp ung thư buồng trứng, hầu hết đều được mổ mở (79,3%), chỉ 17,2% là mổ nội soi; đa số sẽ phẫu thuật cắt tử cung, phần phụ và mạc nối lớn (65,5%) hoặc cắt 2 phần phụ (17,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ các phương pháp can thiệp u buồng trứng pháp can thiệp u buồng trứng phụ thuộc vào tuổi giải phẫu bệnh khối u và đường vào ổ bụng phụ thuộc giải phẫu bệnh khối u với p<0,001.
KẾT LUẬN
- Dưới 50 tuổi chủ yếu (99,6%) bóc u buồng.
- Với các trường hợp u buồng trứng lành tính, phần lớn được phẫu thuật qua nội soi (90,6%), mổ mở chỉ chiếm 8,3%. Tương tự với u giáp biên, 87,5% trường hợp được mổ nội soi. Ngược lại, với trường hợp ung thư buồng trứng, hầu hết đều được mổ mở (79,3%), chỉ 17,2% là mổ nội soi; đa số sẽ phẫu thuật cắt tử cung, phần phụ và mạc nối lớn (65,5%) hoặc cắt 2 phần phụ (17,2%).
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ các phương pháp can thiệp u buồng trứng theo tuổi, theo giải phẫu bệnh và giữa các nhóm đường vào ổ bụng p<0,001.
Tạp chí y học, Tập. 528 Số. 2(2023)