Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than của người lao động tại công ty cổ phần than vàng danh, năm 2021
Nghiên cứu do hai tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Khương Văn Duy thực hiện.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu nhằm mục tiêu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trong nghiên cứu này nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến mắc bệnh bụi phổi than tại Công ty Cổ phần Than Vàng Danh, Quảng Ninh, năm 2021.
Phương pháp: Điều tra cắt ngang toàn bộ người lao động tại công ty cổ phần than Vàng Danh, Quảng Ninh đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2020 đến 31 tháng 10 năm 2021.
Bệnh bụi phổi than tại Việt Nam là vấn đề sức khỏe cộng đồng vì đây là một bệnh nghề nghiệp không hồi phục ở người lao động các ngành khai thác than, luyện kim… Hiện tại chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu bệnh bụi phổi than, các biện pháp điều trị vẫn chủ yếu là điều trị triệu chứng như oxy liệu pháp, rửa phổi, tập thở., giá thành chẩn đoán bệnh cao và thiếu số liệu liên quan đến tỷ lệ hiện mắc cũng như các yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than là do mức độ tiếp xúc cộng dồn bụi than thông qua quá trình làm việc của những người làm công việc khai thác than.
Người lao động khai thác than lộ thiên cũng có nguy cơ xơ hóa phổi thể tiến triển cao hơn khai thác hầm lò do tiếp xúc với bụi silic nhiều hơn, nhưng nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than ở người lao động khai thác hầm lò rất ít. Công ty cổ phần than Vàng Danh là công ty khai thác than hầm lò. Công ty than đều phấn đấu đạt các chỉ tiêu đề ra, luôn quan tâm đến công nhân viên người lao động không để xảy ra tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của người lao động, tự chủ an toàn nhưng vấn đề tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than của công nhân tại công ty mắc bệnh bụi phổi than tại Công ty Cổ phần Than Vàng Danh, Quảng Ninh, năm 2021.
Kết quả: Kết quả cho thấy những người có tuổi nghề trên 5 năm nhưng dưới 10 năm thì có nguy cơ mắc bụi phổi than gấp 2,634 lần so với người có thâm niên < 5 năm (95%CI: 0,293- 23,664; χ2=156,715, p<0,001). Không có sự khác nhau về nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than giữa nam và nữ (p > 0,05). So với người lao động tiếp xúc với nồng độ bụi hạt toàn phần cộng dồn <4600 hạt thì đối tượng tiếp xúc với bụi hạt
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này thì chưa có sự khác biệt về nguy cơ mắc bụi phổi than giữa nam và nữ, giữa hút thuốc lá và không hút thuốc lá. Người lao động khi tiếp xúc với bụi hạt toàn phần cộng dồn với nồng độ càng cao thì càng có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than.
Tạp chí y học, Tập. 528 Số. 2(2023)