Tình trạng sâu răng ở học sinh lớp 9 trường liên cấp hermann gmeiner, Hà Nội năm 2023
Nghiên cứu do các tác giả Lưu Văn Tường, Đinh Diệu Hồng, Đỗ Thị Thu Hương thực hiện.
Ảnh minh họa
Trong các thập niên qua, trẻ em lứa tuổi học đường ở Việt Nam đã được tiếp cận các thông tin hướng dẫn tự chăm sóc răng miệng qua các hoạt động truyền thông đại chúng. Ngoài ra, các em còn được chăm sóc bằng các hoạt động chăm sóc răng miệng học đường. Trường liên cấp Hermann Gmeiner, Hà Nội là một trong những trường chú trọng đến công tác Nha học đường và điều trị dự phòng cho học sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tình trạng sâu răng ở trẻ em học đường là cần thiết để cung cấp các số liệu cho các chương trình dự phòng trên phạm vi cả nước. Qua nghiên cứu, phân tích các dữ kiện về tình trạng sâu răng ở trẻ em học đường lứa tuổi 15 vào năm 2023, chúng tôi có thể nhận thấy rằng: - 100% học sinh có chải răng hàng ngày, trong đó có 44,3% các em súc miệng và 39,2% các em dùng thêm cách vệ sinh răng miệng khác hỗ trợ chải răng, 22,8% học sinh có sử dụng chỉ nha khoa. - Tỷ lệ học sinh chải răng mỗi ngày từ hai lần trở lên chiếm đến 86,1%. - Đa số học sinh lớp 9 không đi khám răng miệng định kỳ, chiếm 54,4%. Số học sinh đi khám định kỳ từ 2 lần/ năm trở lên chiếm 20,3%.
Sâu răng là bệnh lý răng miệng có tỷ lệ mắc rất cao trong cộng đồng, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Sâu răng đã được chứng minh là một bệnh nhiễm khuẩn có liên hệ mật thiết đến tình trạng vệ sinh răng miệng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sâu răng có thể lan rộng vào ngà răng gây các biểu hiện đau buốt đặc biệt là khi ăn nhai, thậm chí có thể gây bệnh lý tủy và bệnh lý vùng cuống răng.
Biểu hiện đau, nhức răng có thể khiến cho trẻ không ăn uống được dẫn tới suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập. Hơn thế, điều trị khi bệnh đã tiến triển vào mô ngà và tủy làm tốn kém cả thời gian cũng như tiền bạc của phụ huynh và xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu về tình trạng sâu răng trẻ em và các yếu tố liên quan là rất cần thiết cho chiến lược chăm sóc dự phòng các bệnh răng miệng.
Trước thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tình trạng sâu răng ở học sinh lớp 9 trường phổ thông liên cấp Hermann Gmeiner năm 2023 sau khi thực hiện chương trình dự phòng nha khoa cộng đồng ở trẻ em để đánh giá về diễn biến tình trạng sức khỏe răng miệng ở học sinh cũng như đề xuất các khuyến nghị tiến hành dự phòng tốt hơn trong tương lai.
KẾT LUẬN
Mặc dù chương trình nha học đường đã thực hiện suốt hơn 20 năm qua trên toàn quốc. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng thường xuyên tuyên truyền về các biện pháp vệ sinh răng miệng hàng ngày để phòng ngừa sâu răng nhưng qua nghiên cứu thực trạng sâu răng ở nhóm học sinh khối lớp 9 tại trường liên cấp Hermann Gmeiner, chúng tôi có một số kết luận sau:
- 100% học sinh có chải răng hàng ngày, trong đó có 44,3% các em súc miệng và 39,2% các em dùng thêm cách vệ sinh răng miệng khác hỗ trợ chải răng, 22,8% học sinh có sử dụng chỉ nha khoa.
-Tỷ lệ học sinh chải răng mỗi ngày từ hai lần trở lên chiếm đến 86,1%.
- Đa số học sinh lớp 9 không đi khám răng miệng định kỳ, chiếm 54,4%. Số học sinh đi khám định kỳ từ 2 lần/ năm trở lên chiếm 20,3%.
- Trong khối học sinh lớp 9, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn sớm (giai đoạn chưa hình thành lỗ sâu) là 32,9% ở hàm trên và 36,7 % ở hàm dưới. Có 53,2% học sinh không có tổn thương sâu răng kể cả giai đoạn sớm trên cả hai hàm.
- Tỷ lệ sâu răng đã hình thành lỗ sâu ở vùng răng trước rất thấp, chỉ có 5,06% ở hàm trên và 2,5% ở hàm dưới. Tỷ lệ sâu răng hàm có hình thành lỗ cao hơn, lần lượt là 21,5% ở hàm trên, 30,4% ở hàm dưới.
Tạp chí y học, Tập. 528 Số. 2(2023)