Hội thảo kết nối cung cầu sản phẩm, dịch vụ CNTT; khai trương cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa và ra mắt app Thanh Hóa - S
Tiếp nối các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2023 tại Thanh Hóa, sáng 19/10, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực Miền Trung; Khai trương cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa và ra mắt app Thanh Hóa - S.
Các đại biểu dự hội thảo.
Dự Hội thảo, về phía Bộ TT&TT có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, cùng đại diện các vụ, cục liên quan.
Về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh; Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh.
Cùng dự có đại diện Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp công nghệ thông tin; các sở, ban, ngành tỉnh Thanh Hóa; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp tỉnh, Hội Tin học tỉnh...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay. Với tinh thần thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, nhưng có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số và làm sao để người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia, đồng hành vào quá trình chuyển đổi số.
Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả. Về hạ tầng số: Hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin đã được các doanh nghiệp đầu tư triển khai đến hầu khắp các thôn, bản trên địa bàn tỉnh, góp phần sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được đầu tư và duy trì, cung cấp các phần mềm ứng dụng trong cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước hoạt động ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Nền tảng chia sẻ, tích hợp nội tỉnh (trục LGSP) hoạt động một cách thường xuyên, ổn định, đáp ứng được việc trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng nội tỉnh cũng như với các cơ quan trung ương.
Về dữ liệu số: Thanh Hóa đã xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng dữ liệu mở của tỉnh, bước đầu đã cung cấp 195 cơ sở dữ liệu thuộc 15 lĩnh vực, phục vụ việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu kịp thời, công khai, minh bạch dữ liệu của cơ quan chính quyền tới doanh nghiệp và người dân. Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác dữ liệu dân cư trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
Về Chính quyền số: Thanh Hóa đã thực hiện việc xử lý văn bản và hồ sơ công việc, gửi/nhận văn bản hoàn toàn trên môi trường điện tử trong 3 cấp chính quyền từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã. Cổng dịch vụ công của tỉnh và Hệ thống một cửa điện tử cấp huyện, cấp xã hiện tại có hơn 85.000 tài khoản người dân, doanh nghiệp với hơn 27.662.427 lượt truy cập. Cổng dịch vụ công cung cấp 890 dịch vụ công trực tuyến một phần và 872 dịch vụ công trực tuyến toàn trình; đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 1.202 dịch vụ; tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết trước và đúng hạn đạt 97,61%. Hệ thống điều hành, giám sát an ninh mạng (SOC) được đầu tư, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh và luôn hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn 24/7; Thanh Hóa là địa phương hoàn thành mô hình điểm về an toàn thông tin của cả nước.
Về kinh tế số: Các ngành, lĩnh vực đã quan tâm thúc đẩy chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tỷ trọng kinh tế số trên GRDP của tỉnh đạt 8,28% (theo Báo cáo của UBQG về Chuyển đổi số tháng 8/2023). Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử với hơn 152 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và 11.361 sản phẩm đặc trưng của các huyện; cung cấp hơn 105.815 tem truy xuất nguồn gốc và hỗ trợ trên 854.000 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán các dịch vụ thiết yếu.
Về xã hội số: Hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng đã phát huy hiệu quả lan tỏa phổ cập kiến thức về chuyển đổi số tới đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh. Người dân đã cài đặt ứng dụng VNeID trên thiết bị di động để thực hiện các giao dịch cơ bản trên môi trường số. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng thanh toán chủ yếu trong cộng đồng. Các giao dịch thanh toán với cơ quan chính quyền trong việc trả phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính; thanh toán viện phí, học phí; thanh toán dịch vụ điện, nước... đã trở thành phương thức thanh toán chủ đạo của người dân trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực Miền Trung lần này là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội hợp tác, tư vấn những giải pháp, công nghệ, sản phẩm mới nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, mong muốn các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông giới thiệu, chia sẻ các giải pháp hay, các ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như trên địa bàn các tỉnh khu vực Miền Trung.
Phát hiểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: Công nghiệp CNTT đang khẳng định vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2022, doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT ước đạt 148 tỷ USD, tăng 8%; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 117 tỷ USD, tăng 8,8%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp ICT là 1.200.000 người, tăng 6%; nộp ngân sách 40.000 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2021; trên toàn quốc hiện có 6 khu CNTT tập trung và các thành viên chuỗi Khu Công viên phần mềm Quang Trung.
Điều này khẳng định lĩnh vực công nghiệp CNTT có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào GDP của đất nước nói chung và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương nói riêng. Thanh Hóa cũng như các địa phương miền Trung cần xác định phát triển công nghiệp ICT là cơ hội để đẩy đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, hiệu quả cao hơn và bền vững hơn.
Bộ TT&TT đánh giá cao việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa lĩnh vực CNTT là lĩnh vực có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để ưu tiên phát triển bên cạnh các lĩnh vực khác là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.
Hội thảo lần này là sự kiện nằm trong hoạt động thường niên của Bộ TT&TT nhằm đưa các sản phẩm, giải pháp, nền tảng Make in Viet Nam xuất sắc để hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tại các địa phương nói riêng, cả nước nói chung; góp phần thực hiện chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị về thúc đẩy Chương trình Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
Tại hội thảo các đại biểu đã có nhiều tham luận nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện cho các địa phương khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Nhu cầu chuyển đổi số của khối doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ tại Thanh Hóa
Yêu cầu cấp bách của doanh nghiệp để phục hồi và tăng tốc phát triển sau đại dịch, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, chủ động, tích cực tìm những hướng đi mới, tận dụng những ưu thế về công nghệ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, chuyển đổi số được xem là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để Doanh nghiệp Việt Nam tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và tham gia tích cực vào chuỗi gia trị toàn cầu, phát triển linh hoạt trong thời kỳ hội nhập.
Thanh Hóa hiện có hơn 27.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó có gần 21.000 doanh nghiệp hoạt động và có phát sinh doanh thu. Doanh nghiệp Thanh Hóa chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là siêu nhỏ.
Về cơ bản, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những nhìn nhận tích cực về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh. Một số ngành nghề đang có những bước chuyển đổi số rất nhanh, mạnh mẽ như lĩnh vực nội dung, tài chính, thương mại điện tử du lịch. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng CĐS vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và bước đầu gặt hái được những thành công nhất định.
Tuy nhiên, bệnh cạnh đó vấn đề chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề như: Doanh nghiệp còn chưa hiểu thế nào là chuyển đổi số. Khái niệm về chuyển đổi số còn quá mới mẻ và mơ hồ. Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện chuyển đổi số còn có tâm lý sợ tốn chi phí, thiếu nguồn lực con người và lo ngại về tính an toàn, bảo mật thông tin. Chuyển đổi nhiều khi còn mang tính hình thức, phong trào mà chưa thực sự hiệu quả, chưa có có tính thực chất...
Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, để thúc đẩy chuyển đổi số một cách đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Hiệp Hội Doanh nghiệp Thanh Hóa mong muốn UBND tỉnh giao trách nhiệm cho cơ quan chủ quản là Sở Thông tin truyền thông có khảo sát, đánh giá đúng về nhu cầu, thực trạng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về tình hình chuyển đổi số.
Tìm hiểu và phân tích được những khó khăn cụ thể từ phía doanh nghiệp để lý giải tại sao doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa hào hứng trong chuyển đổi số? Có phải vì khó khăn về tài chính? Về nhận thức hay khó khăn trong tiếp cận công nghệ. Từ đó có những giải pháp phù hợp.
Để nghị Sở Thông tin xây dựng các chương trình mục tiêu, kế hoạch về chuyển đổi số trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặt mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách cụ thể, rõ ràng. Phấn đấu đến năm bao nhiêu thì 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi số?
Nền tảng số Make in Việt Nam thúc đẩy phát triển Chính phủ số, kinh tế số tại địa phương
Để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số VNPT đã triển khai cấp quốc gia nền tảng số Make in VietNam By VNPT. Với việc ứng dụng các hệ sinh thái như: One Egov trong điều hành tập trung tương tác số với người dân, doanh nghiệp; SmartCity trong quản lý đô thị thông minh, quy hoạch đô thị thông minh, giao thông và an ninh trật tự môi trường thông minh; doanh ngiệp số với hệ sinh thái du lịch số, hệ sinh thái nông nghiệp số, thương mại điện tử; định danh điện tử siêu ứng dụng công dân, hệ sinh thái y tế số, giáo dục số, an sinh xã hội.
Hiện nay, đã có hơn 40 tỉnh, thành phố hợp tác với VNPT về xây dựng đề án và triển khai các nội dung liên quan tới thành phố thông minh; hơn 45 đơn vị gồm văn phòng chính phủ, các bộ, đơn vị ngang cấp bộ, các tỉnh, thành phố, các huyện đã hợp tác để xây dựng Trung tâm điều hành thông minh - IOC.
Với vai trò là doanh nghiệp dẫn dắt CĐS quốc gia, VNPT cũng đã xây dựng trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh (IOC). VNPT IOC là trái tim của đô thị thông minh và được xem là một trong những giải pháp trọng tâm góp phần thúc đẩy CĐS quốc gia từ các cấp Chính phủ, tới các bộ, ngành, địa phương.
Ngoài ra, VNPT cũng đã xây dựng nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu lớn; phân tích và trực quan hoá dữ liệu thông minh; nền tảng iternet vạn vật (VNPT Iot platform); nền tảng bản đồ VNPT Map; nền tảng phân tích hình ảnh sử dụng trí tuệ nhân tạo; nền tảng hệ sinh thái giáo dục Việt Nam... Từ đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong tất cả các ngành, các lĩnh vực.
Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để thúc đẩy các doanh nghiệp, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thực hiện chuyển đổi số Công ty Cổ phần MISA sẽ tham vấn xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ việc tiếp cận, trải nghiệm trên các nền tảng số.
Về kinh tế số, Công ty Cổ phần MISA hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận và sử dụng miễn phí 1.000 giải pháp MISA AMIS Văn phòng số (gói Starter) – thuộc nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS, nhằm xây dựng môi trường làm việc của doanh nghiệp loại bỏ mọi giấy tờ, quy trình thủ công, từ đó doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành dựa trên 4 lợi ích cốt lõi: Tiết kiệm thời gian và chi phí; tăng năng suất và hiệu quả công việc; tăng tốc độ phục vụ khách hàng; kiến tạo văn hóa làm việc số.
Về xã hội số, Công ty Cổ phần MISA hỗ trợ miễn phí cho người dân đủ điều kiện trên địa bàn sử dụng các ứng dụng thúc đẩy công dân số gồm: Dịch vụ chữ ký số cá nhân từ xa MISA eSign: miễn phí 1 năm, sử dụng tối đa 20 lượt ký; nền tảng quản lý tài chính cá nhân số, ứng dụng sổ thu chi MISA - miễn phí lượt tải và sử dụng gói cơ bản.
Tại chương trình, để tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát huy thế mạnh, nguồn lực của các doanh nghiệp công nghệ, các địa phương, đơn vị đã ký kết các thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số.
Theo đó, Sở TT&TT và Công ty Cổ phần Misa đã ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng số phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp và Công ty CEH ký kết hợp tác về hỗ trợ tư vấn các giải pháp chuyển đổi số, nền tảng cảng biển số; Sở NN&PTNT và Công ty NextFarm ký kết hợp tác về tư vấn triển khai các giải pháp nông nghiệp thông minh; Sở NN&PTNT và Viện CNTT&TT ký kết hợp tác về tư vấn triển khai các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp; Trường Đại học Hồng Đức và Học viện Công nghệ BCVT Ký kết hợp tác về tư vấn triển khai nền tảng đại học số; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Công ty cổ phần One Office ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng quản trị doanh nghiệp.
Cũng tại phiên Hội thảo sáng nay, đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hỗ trợ chuyển đổi số trong một số lĩnh vực ưu tiên tại Thanh Hóa; khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S.
Dự Hội thảo, về phía Bộ TT&TT có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, cùng đại diện các vụ, cục liên quan.
Về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh; Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh.
Cùng dự có đại diện Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp công nghệ thông tin; các sở, ban, ngành tỉnh Thanh Hóa; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp tỉnh, Hội Tin học tỉnh...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay. Với tinh thần thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, nhưng có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số và làm sao để người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia, đồng hành vào quá trình chuyển đổi số.
Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả. Về hạ tầng số: Hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin đã được các doanh nghiệp đầu tư triển khai đến hầu khắp các thôn, bản trên địa bàn tỉnh, góp phần sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được đầu tư và duy trì, cung cấp các phần mềm ứng dụng trong cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước hoạt động ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Nền tảng chia sẻ, tích hợp nội tỉnh (trục LGSP) hoạt động một cách thường xuyên, ổn định, đáp ứng được việc trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng nội tỉnh cũng như với các cơ quan trung ương.
Về dữ liệu số: Thanh Hóa đã xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng dữ liệu mở của tỉnh, bước đầu đã cung cấp 195 cơ sở dữ liệu thuộc 15 lĩnh vực, phục vụ việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu kịp thời, công khai, minh bạch dữ liệu của cơ quan chính quyền tới doanh nghiệp và người dân. Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác dữ liệu dân cư trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
Về Chính quyền số: Thanh Hóa đã thực hiện việc xử lý văn bản và hồ sơ công việc, gửi/nhận văn bản hoàn toàn trên môi trường điện tử trong 3 cấp chính quyền từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã. Cổng dịch vụ công của tỉnh và Hệ thống một cửa điện tử cấp huyện, cấp xã hiện tại có hơn 85.000 tài khoản người dân, doanh nghiệp với hơn 27.662.427 lượt truy cập. Cổng dịch vụ công cung cấp 890 dịch vụ công trực tuyến một phần và 872 dịch vụ công trực tuyến toàn trình; đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 1.202 dịch vụ; tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết trước và đúng hạn đạt 97,61%. Hệ thống điều hành, giám sát an ninh mạng (SOC) được đầu tư, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh và luôn hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn 24/7; Thanh Hóa là địa phương hoàn thành mô hình điểm về an toàn thông tin của cả nước.
Về kinh tế số: Các ngành, lĩnh vực đã quan tâm thúc đẩy chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tỷ trọng kinh tế số trên GRDP của tỉnh đạt 8,28% (theo Báo cáo của UBQG về Chuyển đổi số tháng 8/2023). Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử với hơn 152 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và 11.361 sản phẩm đặc trưng của các huyện; cung cấp hơn 105.815 tem truy xuất nguồn gốc và hỗ trợ trên 854.000 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán các dịch vụ thiết yếu.
Về xã hội số: Hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng đã phát huy hiệu quả lan tỏa phổ cập kiến thức về chuyển đổi số tới đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh. Người dân đã cài đặt ứng dụng VNeID trên thiết bị di động để thực hiện các giao dịch cơ bản trên môi trường số. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng thanh toán chủ yếu trong cộng đồng. Các giao dịch thanh toán với cơ quan chính quyền trong việc trả phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính; thanh toán viện phí, học phí; thanh toán dịch vụ điện, nước... đã trở thành phương thức thanh toán chủ đạo của người dân trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực Miền Trung lần này là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội hợp tác, tư vấn những giải pháp, công nghệ, sản phẩm mới nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, mong muốn các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông giới thiệu, chia sẻ các giải pháp hay, các ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như trên địa bàn các tỉnh khu vực Miền Trung.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại hội thảo.
Phát hiểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: Công nghiệp CNTT đang khẳng định vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2022, doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT ước đạt 148 tỷ USD, tăng 8%; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 117 tỷ USD, tăng 8,8%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp ICT là 1.200.000 người, tăng 6%; nộp ngân sách 40.000 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2021; trên toàn quốc hiện có 6 khu CNTT tập trung và các thành viên chuỗi Khu Công viên phần mềm Quang Trung.
Điều này khẳng định lĩnh vực công nghiệp CNTT có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào GDP của đất nước nói chung và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương nói riêng. Thanh Hóa cũng như các địa phương miền Trung cần xác định phát triển công nghiệp ICT là cơ hội để đẩy đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, hiệu quả cao hơn và bền vững hơn.
Bộ TT&TT đánh giá cao việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa lĩnh vực CNTT là lĩnh vực có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để ưu tiên phát triển bên cạnh các lĩnh vực khác là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.
Hội thảo lần này là sự kiện nằm trong hoạt động thường niên của Bộ TT&TT nhằm đưa các sản phẩm, giải pháp, nền tảng Make in Viet Nam xuất sắc để hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tại các địa phương nói riêng, cả nước nói chung; góp phần thực hiện chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị về thúc đẩy Chương trình Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
Tại hội thảo các đại biểu đã có nhiều tham luận nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện cho các địa phương khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Nhu cầu chuyển đổi số của khối doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ tại Thanh Hóa
Yêu cầu cấp bách của doanh nghiệp để phục hồi và tăng tốc phát triển sau đại dịch, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, chủ động, tích cực tìm những hướng đi mới, tận dụng những ưu thế về công nghệ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, chuyển đổi số được xem là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để Doanh nghiệp Việt Nam tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và tham gia tích cực vào chuỗi gia trị toàn cầu, phát triển linh hoạt trong thời kỳ hội nhập.
Thanh Hóa hiện có hơn 27.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó có gần 21.000 doanh nghiệp hoạt động và có phát sinh doanh thu. Doanh nghiệp Thanh Hóa chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là siêu nhỏ.
Về cơ bản, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những nhìn nhận tích cực về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh. Một số ngành nghề đang có những bước chuyển đổi số rất nhanh, mạnh mẽ như lĩnh vực nội dung, tài chính, thương mại điện tử du lịch. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng CĐS vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và bước đầu gặt hái được những thành công nhất định.
Tuy nhiên, bệnh cạnh đó vấn đề chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề như: Doanh nghiệp còn chưa hiểu thế nào là chuyển đổi số. Khái niệm về chuyển đổi số còn quá mới mẻ và mơ hồ. Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện chuyển đổi số còn có tâm lý sợ tốn chi phí, thiếu nguồn lực con người và lo ngại về tính an toàn, bảo mật thông tin. Chuyển đổi nhiều khi còn mang tính hình thức, phong trào mà chưa thực sự hiệu quả, chưa có có tính thực chất...
Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, để thúc đẩy chuyển đổi số một cách đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Hiệp Hội Doanh nghiệp Thanh Hóa mong muốn UBND tỉnh giao trách nhiệm cho cơ quan chủ quản là Sở Thông tin truyền thông có khảo sát, đánh giá đúng về nhu cầu, thực trạng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về tình hình chuyển đổi số.
Tìm hiểu và phân tích được những khó khăn cụ thể từ phía doanh nghiệp để lý giải tại sao doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa hào hứng trong chuyển đổi số? Có phải vì khó khăn về tài chính? Về nhận thức hay khó khăn trong tiếp cận công nghệ. Từ đó có những giải pháp phù hợp.
Để nghị Sở Thông tin xây dựng các chương trình mục tiêu, kế hoạch về chuyển đổi số trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặt mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách cụ thể, rõ ràng. Phấn đấu đến năm bao nhiêu thì 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi số?
Nền tảng số Make in Việt Nam thúc đẩy phát triển Chính phủ số, kinh tế số tại địa phương
Để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số VNPT đã triển khai cấp quốc gia nền tảng số Make in VietNam By VNPT. Với việc ứng dụng các hệ sinh thái như: One Egov trong điều hành tập trung tương tác số với người dân, doanh nghiệp; SmartCity trong quản lý đô thị thông minh, quy hoạch đô thị thông minh, giao thông và an ninh trật tự môi trường thông minh; doanh ngiệp số với hệ sinh thái du lịch số, hệ sinh thái nông nghiệp số, thương mại điện tử; định danh điện tử siêu ứng dụng công dân, hệ sinh thái y tế số, giáo dục số, an sinh xã hội.
Hiện nay, đã có hơn 40 tỉnh, thành phố hợp tác với VNPT về xây dựng đề án và triển khai các nội dung liên quan tới thành phố thông minh; hơn 45 đơn vị gồm văn phòng chính phủ, các bộ, đơn vị ngang cấp bộ, các tỉnh, thành phố, các huyện đã hợp tác để xây dựng Trung tâm điều hành thông minh - IOC.
Với vai trò là doanh nghiệp dẫn dắt CĐS quốc gia, VNPT cũng đã xây dựng trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh (IOC). VNPT IOC là trái tim của đô thị thông minh và được xem là một trong những giải pháp trọng tâm góp phần thúc đẩy CĐS quốc gia từ các cấp Chính phủ, tới các bộ, ngành, địa phương.
Ngoài ra, VNPT cũng đã xây dựng nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu lớn; phân tích và trực quan hoá dữ liệu thông minh; nền tảng iternet vạn vật (VNPT Iot platform); nền tảng bản đồ VNPT Map; nền tảng phân tích hình ảnh sử dụng trí tuệ nhân tạo; nền tảng hệ sinh thái giáo dục Việt Nam... Từ đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong tất cả các ngành, các lĩnh vực.
Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để thúc đẩy các doanh nghiệp, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thực hiện chuyển đổi số Công ty Cổ phần MISA sẽ tham vấn xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ việc tiếp cận, trải nghiệm trên các nền tảng số.
Về kinh tế số, Công ty Cổ phần MISA hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận và sử dụng miễn phí 1.000 giải pháp MISA AMIS Văn phòng số (gói Starter) – thuộc nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS, nhằm xây dựng môi trường làm việc của doanh nghiệp loại bỏ mọi giấy tờ, quy trình thủ công, từ đó doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành dựa trên 4 lợi ích cốt lõi: Tiết kiệm thời gian và chi phí; tăng năng suất và hiệu quả công việc; tăng tốc độ phục vụ khách hàng; kiến tạo văn hóa làm việc số.
Về xã hội số, Công ty Cổ phần MISA hỗ trợ miễn phí cho người dân đủ điều kiện trên địa bàn sử dụng các ứng dụng thúc đẩy công dân số gồm: Dịch vụ chữ ký số cá nhân từ xa MISA eSign: miễn phí 1 năm, sử dụng tối đa 20 lượt ký; nền tảng quản lý tài chính cá nhân số, ứng dụng sổ thu chi MISA - miễn phí lượt tải và sử dụng gói cơ bản.
Tại chương trình, để tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát huy thế mạnh, nguồn lực của các doanh nghiệp công nghệ, các địa phương, đơn vị đã ký kết các thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số.
Theo đó, Sở TT&TT và Công ty Cổ phần Misa đã ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng số phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp và Công ty CEH ký kết hợp tác về hỗ trợ tư vấn các giải pháp chuyển đổi số, nền tảng cảng biển số; Sở NN&PTNT và Công ty NextFarm ký kết hợp tác về tư vấn triển khai các giải pháp nông nghiệp thông minh; Sở NN&PTNT và Viện CNTT&TT ký kết hợp tác về tư vấn triển khai các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp; Trường Đại học Hồng Đức và Học viện Công nghệ BCVT Ký kết hợp tác về tư vấn triển khai nền tảng đại học số; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Công ty cổ phần One Office ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng quản trị doanh nghiệp.
Các đồng chí lãnh đạo Bộ TT&TT và tỉnh Thanh Hóa ấn nút khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S.
Cũng tại phiên Hội thảo sáng nay, đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hỗ trợ chuyển đổi số trong một số lĩnh vực ưu tiên tại Thanh Hóa; khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S.