Ban chỉ đạo Phòng chống khủng bố Bộ KH&CN tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân
Ngày 24/1/2024 tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ban chỉ đạo (BCĐ) Phòng chống khủng bố (PCKB) Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Thiếu tướng Thùng Văn Nghiểm, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an tham dự và phát biểu tại cuộc họp.
&CN có sự tham dự của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Phó Trưởng ban thường trực BCĐ PCKB Bộ KH&CN Nguyễn Tuấn Khải và đại điện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ.
Phó Trưởng ban Nguyễn Tuấn Khải cho biết, trong năm 2023, nhiều văn bản, chỉ đạo điều hành của BCĐ đã được xây dựng, triển khai, đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó phải kể đến dự thảo “Quy chế hướng dẫn xử lý ban đầu tình huống khủng bố nhằm vào cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân tại các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN”; sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định 81/2019/NĐ-CP của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt…
Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá công tác PCKB tại địa bàn trọng điểm ngành KH&CN cũng là một trong những hoạt động định kỳ hằng năm của BCĐ và Bộ Công an, hai bên đã chủ động phối hợp thực hiện, tổ chức Đoàn liên ngành kiểm tra đánh giá công tác PCKB, an ninh, an toàn tại các mục tiêu trọng điểm của ngành KH&CN, phổ biến, tuyên truyền Luật PCKB; tổ chức đoàn liên ngành thực hiện kiểm tra thực tế tình hình sử dụng, lưu giữ, quản lý an toàn, an ninh nguồn phóng xạ, và đánh giá công tác PCKB tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ - cơ sở được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, lưu giữ và sử dụng nguồn phóng xạ nhóm 1 trong y tế…
Theo Phó Trưởng ban Nguyễn Tuấn Khải, công tác đánh giá ban đầu cho thấy các cơ sở đã nâng cao nhận thức về nguy cơ khủng bố, nguy cơ mất an toàn, an ninh nguồn phóng xạ có thể xảy ra do tấn công khủng bố và các hậu quả liên quan tới sức khỏe con người, môi trường, gây tâm lý hoang mang trong công chúng. Đồng thời, BCĐ đã đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền Luật PCKB, phối hợp với Cục An ninh nội địa tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức, pháp luật về PCKB cho các đơn vị, cơ sở trực thuộc Bộ KH&CN.
Đối với công tác bảo đảm an ninh hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ, BCĐ PCKB Bộ KH&CN luôn chủ động phối hợp với Bộ Công an đảm bảo an ninh hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ; bảo đảm an ninh cho cơ sở bức xạ có lưu giữ, sử dụng nguồn hoạt độ cao; phối hợp với tổ chức, đối tác quốc tế về tăng cường an ninh hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ; đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN)…
Về phương hướng triển khai, Phó Trưởng ban Nguyễn Tuấn Khải cho biết, BCĐ sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi và đối tượng thực hiện nhiệm vụ, trong đó, có việc phổ biến, tuyên truyền, tăng cường năng lực PCKB không chỉ đối với các cơ sở bức xạ, hạt nhân trực thuộc Bộ KH&CN, mà còn là các cơ sở lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ hoạt độ lớn trong y tế, công nghiệp thuộc các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý chuyên trách của Bộ KH&CN về an toàn bức xạ, đồng thời tiếp tục phối hợp với Bộ Công an thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân ngoài kiểm soát, bảo đảm an ninh trong các sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước…
Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá công tác PCKB tại địa bàn trọng điểm ngành KH&CN cũng là một trong những hoạt động định kỳ hằng năm của BCĐ và Bộ Công an, hai bên đã chủ động phối hợp thực hiện, tổ chức Đoàn liên ngành kiểm tra đánh giá công tác PCKB, an ninh, an toàn tại các mục tiêu trọng điểm của ngành KH&CN, phổ biến, tuyên truyền Luật PCKB; tổ chức đoàn liên ngành thực hiện kiểm tra thực tế tình hình sử dụng, lưu giữ, quản lý an toàn, an ninh nguồn phóng xạ, và đánh giá công tác PCKB tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ - cơ sở được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, lưu giữ và sử dụng nguồn phóng xạ nhóm 1 trong y tế…
Theo Phó Trưởng ban Nguyễn Tuấn Khải, công tác đánh giá ban đầu cho thấy các cơ sở đã nâng cao nhận thức về nguy cơ khủng bố, nguy cơ mất an toàn, an ninh nguồn phóng xạ có thể xảy ra do tấn công khủng bố và các hậu quả liên quan tới sức khỏe con người, môi trường, gây tâm lý hoang mang trong công chúng. Đồng thời, BCĐ đã đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền Luật PCKB, phối hợp với Cục An ninh nội địa tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức, pháp luật về PCKB cho các đơn vị, cơ sở trực thuộc Bộ KH&CN.
Đối với công tác bảo đảm an ninh hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ, BCĐ PCKB Bộ KH&CN luôn chủ động phối hợp với Bộ Công an đảm bảo an ninh hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ; bảo đảm an ninh cho cơ sở bức xạ có lưu giữ, sử dụng nguồn hoạt độ cao; phối hợp với tổ chức, đối tác quốc tế về tăng cường an ninh hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ; đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN)…
Về phương hướng triển khai, Phó Trưởng ban Nguyễn Tuấn Khải cho biết, BCĐ sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi và đối tượng thực hiện nhiệm vụ, trong đó, có việc phổ biến, tuyên truyền, tăng cường năng lực PCKB không chỉ đối với các cơ sở bức xạ, hạt nhân trực thuộc Bộ KH&CN, mà còn là các cơ sở lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ hoạt độ lớn trong y tế, công nghiệp thuộc các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý chuyên trách của Bộ KH&CN về an toàn bức xạ, đồng thời tiếp tục phối hợp với Bộ Công an thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân ngoài kiểm soát, bảo đảm an ninh trong các sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước…