SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu chất lượng nước và tải lượng đạm, lân trong nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thâm canh ở huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

[12/03/2024 14:25]

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Lê Diễm Kiều và Phạm Quốc Nguyên thuộc Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên môi trường, Trường Đại học Đồng Tháp.

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là đối tượng thủy sản quan trọng trong nuôi và khai thác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vì đây là loài tôm có kích thước lớn, hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, dễ chế biến, được thị trườg trong nước cũng như trên thế giới ưa chuộng. Tôm càng xanh được nuôi nhiều ở các tỉnh An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Trung bình năng suất tôm càng xanh nuôi kết hợp với lúa là 184 kg/ha/vụ, luân canh tôm lúa kết hợp đạ khoảg 686 kg/ha/vụ, nuôi thâm canh trong ao đất đạt đến 1.200 kg/ha/vụ (Khoa, 2013). Vì vậy, nghề nuôi tôm càng xanh với mô hình thâm canh đã phát triển vượt bậc trong năm 2015 với tổng sản lượng bình quân củ tỉnh Đồng Tháp là 1,459 tấn/ha/vụ đã mang lại hiệu qua kinh tế cao, góp phần tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh, theo định hướng đến năm 2025 diện tích nuôi tôm càng xanh của tỉnh là 4.465 ha với sản lượng đạt 5.667 tấn và huyện Cao Lãnh là một trong những vùng nuôi tôm càng xanh trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại thì hiện nay nuôi tôm càng xanh thâm canh cũng tìm ẩn nhiều rủi ro do chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ và chưa chú trọng đến công tác quản lý môi trường nuôi nhất là chất lượng môi trường nước. Trong khi một trong nhữg yêu cầu quan trọng trong nuôi tôm càng xanh là quản lý tốt chất lượng nước ao nuôi (Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia, 2009). Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn ít thông tin về chất lượng nước của ao nuôi tôm càng xanh cũng như những ảnh hưởng của hoạt động nuôi loài thủy sản này đến môi trường. Xuất phá từ những vấn đề thực tế trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá được chất lượng nước, ước tính tải lượng đạm và lân làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý chất lượng nước và tải lượng ô nhiễm của ao nuôi tôm càng xanh góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững diện tích nuôi đối tượng thủy sản này.

Qua quá trình nghiên cứu, Kết quả khảo sát các thông số chất lượng nước cấp và nước ao nuôi tôm càng xanh đều cho thấy môi trường nước đều thích hợp cho sinh trưởng của tôm. EC, TDS của nước ao nuôi và nước thải đều có khuynh hướng tăng, nồng độ DO lại giảm so với nước thải đầu vào nhất là ở tháng 3 và 4. Nước thải ao nuôi có nồng độ N-NH4+ cao hơn so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT với (cột A1) và N-NO2-, PPO43- cao hơn QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1).

Tải lượng đạm vô cơ và lân thả ra môi trườg trung bình lần lượt là 14.712 g/1000 m2 và 13.263 g/1000 m2.

Xử lý N-NO2-, P-PO43- trong nước thả ao nuôi tôm càng xanh trước khi thải ra môi trường nhất là ở những khu vực người dân còn sử dụng nước mặn cho mục đích sinh hoạt.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 59, Số Chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khi hậu (2023): 72-79.
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ