SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu điều kiện nông hóa và thổ nhưỡng của cây cải tại Lâm Đồng

[18/03/2024 20:09]

Hiện nay, các mặt hàng rau ở chợ hoặc các cửa hàng ngày càng đa dạng, phong phú; trong khi người bán càng phục vụ nhiều, sản lượng cao, người ta đã sử dụng nhiều phân bón hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nên chất lượng rau giảm, không đảm bảo an toàn.

Tà Ngào là một địa danh ở thôn 10, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, nơi thực hiện nghiên cứu thuộc huyện  Bảo Lâm là một huyện thuộc cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc, nằm giữa thị xã Bảo Lộc và huyện Di Linh. Huyện ở nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu nhất tỉnh, chiếm 10% tổng giá trị khoáng sản vùng Đông Nam Bộ. Nơi đây có thác nước Bảy Tầng được xem như một thắng cảnh đẹp và là nguồn nước tạo thủy điện Bên cạnh đó thì có một số cảnh khu công nghiệp lớn, các ngành công nghiệp phát triển mạnh nhưng chưa có dấu hiệu gây ra ô nhiễm. Phần lớn là các xí nghiệp nhà máy sản xuất cà phê. Ô nhiễm có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động trong ngành nông nghiệp: phun thuốc trừ sâu rầy, bệnh trên cây (cây cà phê, cây chè), phun các thuốc hóa học giúp tăng trưởng, kích thích ra lá ở cây chè. Các hoạt động đó đã gây hại đến môi trường không khí. Ngoài ra, trong vụ mùa cà phê, một lượng bụi lớn từ việc xay xát cà phê thải ra ngoài môi trường. Đặc biệt, hoạt động chặt phá rừng làm nương rẫy, đốt rừng, khai thác gỗ, gây giảm đa dạng sinh học của vùng, xói mòn đất, khô kiệt nguồn nước, ô nhiễm bụi khói trong không khí... Việc chặt phá rừng còn để lại hậu quả nghiêm trọng là ảnh hưởng đến tài nguyên đất và nước. Hàng loạt các vụ sạt lở đất đá xảy ra, đất bị rửa trôi, xói mòn từ các khu đồi trọc. Các hồ nước cạn kiệt dần do việc đào xới, san lấp nhằm tăng diện ch khai thác nông nghiệp. Hậu quả là mùa khô, lượng nước không đủ đáp ứng cho tưới tiêu.

Trong xã này có dân tộc Kinh sống, bên cạnh đa số là dân tộc thiểu số, thiếu thốn trăm bề, đời sống chật vật, ăn lương thực là chủ yếu ít chú ý đến các nguồn thực phẩm khác, ít ăn rau, người gầy, con cái bệnh tật, thiếu dinh dưỡng. Theo kết quả nhóm nghiên cứu đã điều tra 50 hộ người dân tộc thiểu số sống tại đây, cho thấy họ không quan tâm đến khẩu phần ăn, chất dinh dưỡng chỉ số IBM đo được của họ trong khoảng 15 đến 18 (dưới mức trung bình). Vào nhà họ, không thấy thức ăn gì ngoài bắp (ngô). Cho nên nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu trồng rau cung cấp cho người dân để họ có chất bổ dưỡng cho cơ thể, và cải thiện đời sống. Ngoài ra, cải còn có khả năng trị bệnh.

Nghiên cứu này với mục đích là: đánh giá về đất đai, nguồn nước để sử dụng trồng rau nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân địa phương.

Qua nghiên cứu trên cho thấy: nguồn nước khá tốt, đất tại nơi nghiên cứu có pH thấp, chất dinh dưỡng còn nghèo, các mẫu rau có lượng Nitrat cao do sử dụng phân hóa học NPK cao như NPK 20-20-10, hoặc 16-16-8... chính Nitrat cao làm ảnh hưởng sức khỏe con người; đường tổng, lipit, hàm lượng xơ thấp; còn kim loại nặng  thì đồng, kẽm cao vượt ngưỡng cho phép, cần bón phân hữu cơ, hạn chế phân bón hóa học, tăng lượng vôi để trung hòa, tăng chất mùn tức phân bón hữu cơ như phân heo, bò, gà... hoai hoặc ủ mục để năng suất cây trồng được cao, phát triển tốt. Vì lý do nêu trên, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu để chế một loại phân bón mà phần lớn là thực vật hoang dại, rong, vỏ sò, ốc... với giá thành rẻ hơn, nitrat không cao, kim loại nặng ít hơn, sản phẩm chất lượng hơn.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng - Số 26 - 11/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ