SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của một số dầu thực vật bổ sung trong khẩu phần ăn đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ thương phẩm

[05/04/2024 14:52]

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số dầu thực vật đến năng suất và chất lượng trứng gà thương phẩm. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Công Oánh, Cù Thị Thiên Thu.

Sản lượng trứng gia cầm ở nước ta tăng mạnh từ 13,08 tỷ quả năm 2018 lên 18,34 tỷ quả năm 2022. Tiêu thụ trứng trung bình của người dân Việt Nam đạt 149 quả/người/năm, thấp so bình quân của thế giới là 210-220 quả/người/năm. Do đó, tiềm năng thị trường tiêu thụ trứng trong nước vén còn rất lớn. Trứng gà có giá trị dinh dưỡng cao giàu axit amin, axit béo thiết yếu, vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, trứng có nhược điểm là chứa hàm lượng cao cholesterol (trên 200 mg/quâ trứng), nhất là thức ăn gà đó chứa nhiều axit béo no có thể làm tăng hàm lượng cholesterol xấu – một loại lipoprotein có khối lượng riêng thấp (LDL) trong trứng gà.

Cùng với việc tiêu thụ trứng thường xuyên, xu hướng tiêu thụ ën trứng gà giàu omega-3 như thực phẩm chức năng có thể giúp phòng bệnh tật và nâng cao sức khỏe con người. Để tạo ra được trứng gà omega-3, thức ăn của gà đó cần hạn chế sử dụng các nguyên liệu có nhiều axit béo bão hòa và thay vào đó là các nguyên liệu có nhiều axit béo không bão hòa đa. Dầu hạt lanh, dầu củ cải, dầu hạt chia, dầu cá hay tảo biển được biết như thức ăn bổ sung vào khẩu phần gà đó để giảm cholesterol xấu và tăng hàm lượng axit béo omega-3 trong lòng đỏ trứng gà. Tuy nhiên, sử dụng các nguồn nguyên liệu này ở Việt Nam có những hạn chế nhất định, như bổ sung dầu cá giá thành đắt đỏ và làm cho trứng có mùi tanh cá, dầu hạt lanh phải nhập từ nước ngoài, vi tảo giá thành cao do công nghệ sản xuất vi tảo chưa hoàn thiện. Vì thế, tìm một nguồn nguyên liệu sẵn giàu axit béo không bão hoà đa có để tạo ra sản phẩm trứng giàu omega-3 là cần thiết.

Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, cåy Sacha inchi được công nhận cây dược liệu năm 2019, được ví là siêu dược liệu và ngày càng trồng nhiều tại các địa phương trong cả nước. Hạt sacha inchi có hàm lượng protein (25-30%), lipid cao (35-60%), vitamin E, polyphenols, khoáng. Đặc biệt trong dầu sacha inchi chứa hàm lượng axit omega-3 rất cao (46,8-50,8%), cao hơn 17 lần dầu cá hồi, 40 lần dầu Argan và gấp 49 lần dầu oliu. Do đó, sacha inchi là nguyên liệu thức ăn có thể sử dụng để thay thế các nguyên liệu giàu axit béo không bão hoà đa đã nêu ở trên.

Tổng số 128 gà mái đẻ Ai Cập lai (♂White Leghorn × ♀Ai Cập) 28 tuần tuổi được chia đều thành 4 lô tương ứng với 4 khẩu phần ăn. Gà được ăn một trong 4 khẩu phần gồm khẩu phần cơ sở (ĐC), SB15 (ĐC + 1,5% dầu nành), FO15 (ĐC + 1,5% dầu lanh) và SI15 (ĐC + 1,5% dầu sacha inchi) trong thời gian 28 ngày. Kết quả cho thấy, không có sai khác thống kê về tỷ lệ hao hụt gà, khối lượng gà bắt đầu và kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ đẻ và TTTĂ/10 trứng giữa lô ĐC và các lô thí nghiệm. Tuy nhiên, khối lượng trứng trung bình (g/quả) cả giai đoạn của lô FO15 và SI15 cao hơn đáng kể (P <0,05) so với lô ĐC (64,54 và 64,23 so với 62,85g). Các chỉ tiêu chất lượng trứng không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung các dầu thực vật (P >0,05). Tuy nhiên, bổ sung dầu lanh (FO15) và dầu sacha inchi (SI15) đã làm tăng hàm lượng axit béo không bão hoà đa, nhất là omega-3 trong lòng đỏ trứng (P <0,05). Từ kết quả này cho thấy bổ sung dầu lanh hoặc dầu sacha inchi vào khẩu phần ăn gà đẻ để làm giàu omega-3 lòng đỏ trứng mà không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng.

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Số 1, năm 2024
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ