Chọn giống và thực nghiệm trồng Hymenopellis radicata (nấm Mối đen) trên nguồn cơ chất thông dụng địa phương tại thành phố Đà Nẵng
Hymenopellis radicata (Xerula radicata, Oudemansiella radicata, nấm Mối đen) là một loài nấm ăn hoang dại; quả thể có giá trị dinh dưỡng và dược học cao, là nguyên liệu tiềm năng cho công nghiệp thực phẩm và y - dược. Mục tiêu nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Thu Thủy, Võ Trần Khánh Huyền, Vũ Thùy Dương, Phạm Châu Huỳnh từ Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng là tuyển chọn giống nấm Mối đen từ 5 nguồn giống khác nhau và được thử nghiệm so sánh trong điều kiện ươm, trồng tự nhiên tại thành phố Đà Nẵng.
Loài nấm Hymenenopellis radicata (còn có tên khoa học khác là Xerula radicata, hoặc Oudemansiella radicata; tên tiếng Việt: nấm Mốì đen, nấm Rễ dài; tiếng Anh: Rooting Shank) là một phần của nhóm Oudemansielloid/Xeruloid, thuộc bộ Agaricales (Niego & cs., 2021), sinh dưỡng hoại sinh, thường được tìm thấy mọc trong tự nhiên trên gỗ mục, gốc cây hoặc trong môi trường rừng tại hầu khắp các châu lục (Kay & cs., 2021; Niego & cs., 2023). Nấm Rễ dài cũng hiện diện trên đất rừng Việt Nam (Nguyễn Thị Bích Thùy & Trịnh Tam Kiệt, 2008). Đây là loài nấm dại ăn được (wild edible mushroom) (Zaragoza & Casadevall, 2021), giàu protein, amino acid, lipid và chất béo, các carbohydrate, vitamin và khoáng vi lượng (Nguyễn Thị Bích Thùy & Trịnh Tam Kiệt, 2008). Hoạt chất từ quả thể nấm có tác dụng hạ huyết áp, chiết xuất từ hệ sợi nấm có khả năng chống khối u ở chuột (Niego AGT & cs., 2023).
Đã có một số thử nghiệm khoa học và triển khai quy mô lớn việc trong nấm Hymenopellis radicata. Nghiên cứu cho thấy sợi nấm Hymenopellis radicata có thể được phát triển trên đĩa PDA ở các nhiệt độ và giá trị pH khác nhau (Zou Li-kou & cs., 2011). Một nghiên cứu khác thử nghiệm trong Oudemansiella canarii trên các cơ chất khác nhau (Xu & cs., 2016), qua đó xác định được nghiệm thức môi trường chứa 80,0 wt%, 18,0 wt% cám lúa mỳ và 2,0 wt% bột đá là công thức tốt nhất cho trong O. canarii. Tại Trung Quốc, loài "Heipijizong" (được cho là Hymenopellis radicata) hiện đã được trong khá rộng rãi. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều nơi (Kon Tum, Sóc Trăng, Đắk Lắk,...) đã và đang triển khai các mô hình trong nấm Mối đen quy mô thương mại. Nhìn chung, loài nấm Hymenopellis radicata vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu thuần hoá và các công nghệ trong, chế biến loài nấm này vẫn đang được phát triển.
Quả thể nấm đặc trưng của 5 nguồn giống.
Năm nguồn giống của nấm Mối đen đang được ứng dụng vào sản xuất tại các địa phương khác nhau tại Việt Nam đã được thu nhận phục vụ khảo sát, gồm các nguồn từ: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nấm (Viện Di truyền - Hà Nội; 19/5/2021; kí hiệu: M1); Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Gia Lai (nhập ngày 25/5/2021, kí hiệu: M2), Công ty TNHH Nấm ngon Việt (26/5/2021; TP. Hồ Chí Minh; ký hiệu M3); Hộ dân trong nấm tại huyện Long Thành (Đồng Nai; 26/5/2021; kí hiệu: M4); Hộ dân trong nấm tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng; 25/5/2021; kí hiệu: M5). Giống được nhập về dưới dạng ống giống gốc, được chuyển vào bảo quản trong tủ chuyên dụng ở ~3°C.
Bột gỗ cao su được nhập từ các cơ sở chế biến gỗ tại tỉnh Kon Tum trong tháng 7/2021. Bột gỗ được sàng để loại dị vật và dăm gỗ kích thước lớn. Thóc, cám gạo, cám bắp, khoai tây, cà rốt được mua từ các hộ sản xuất thuộc xã Hòa Tiến (TP. Đà Nẵng). Bột CaCO3 từ Công ty TNHH TM&SX Minh Đức (Hải Phòng), agar từ Công ty TNHH Hải Long (Hải Phòng), cao nấm men (RM027-500G) bởi hãng Himedia (Ấn Độ), peptone (RM001-500G) và Mp300 Vbio từ Angel Yeast (Trung Quốc), glucose từ Công ty TNHH TMDP Nhật Quang (Phú Thọ). Vật liệu, hóa chất được bảo quản trong môi trường sạch và khô ráo.
Giá thể sử dụng gồm 80,0 w% mạt cưa gỗ cao su, 10,0 w% cám gạo, 9,0 w% bột ngô, và 1,0 w% bột CaCO3, với quy mô 30 bịch/nghiệm thức, lặp 3 lần. Nấm được đánh giá về các đặc tính kỹ thuật nhân giống, sinh trưởng, hiệu suất sinh học, chất lượng quả thể. Qua phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã xác định được một nguồn giống (kí hiệu M2) thể hiện các phẩm chất ưu trội và sẽ là đối tượng cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm xây dựng và hoàn thiện quy trình trồng Hymenopellis radicata với các điều kiện đặc thù địa phương của Đà Nẵng: Một số đặc điểm cụ thể của M2: Tốc độ phát triển của hệ sợi trên môi trường giá thể nuôi trồng; 6,26 ± 0,24 mm/ngày, hiệu suất sinh học: 12,06 ± 0,38%, quả thể chứa hàm lượng protein tổng: 31,2 w% chất khô, hàm lượng lipid: < 1,0 w% chất khô; không phát hiện E.coli, Salmonella. Đáng lưu ý rằng, kết quả cho thấy Hymenopellis radicata có khả năng hấp thụ rất cao đối với cadimi (~3,7 mg/kg khô, vượt ngưỡng cho phép là 0,2 mg/kg theo QCVN 8-2:2011/BYT) và không hấp thụ chì.
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Số 12 – 2023