SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tỉ lệ tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người dân Tộc Chăm tại xã Phước Hải, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận

[23/04/2024 16:22]

Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người dân tộc Chăm tại xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận năm 2019.

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mãn tính không lây phổ biến hàng đầu. Theo ước tính Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 1 tỷ người trên thế giới mắc bệnh THA và có thể tăng lên khoảng 1,56 tỷ người trong năm 2025, cho thấy số ca mắc có xu hướng ngày càng tăng. THA không chỉ là vấn đề sức khỏe cộng đồng mà còn tác động kinh tế lớn, khi một tỉ lệ đáng kể nguồn lao động mắc bệnh mạn tính và chết, ảnh hưởng trầm trọng tới kinh tế và xã hội quốc gia. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định có rất nhiều yếu tố nguy cơ góp phần gây ra các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh THA bao gồm các yếu tố như giới tính, tuổi, chủng tộc, tiền sử gia đình và các yếu khác về hành vi lối sống. Các yếu tố nguy cơ này tương tác với nhau và góp phần phát triển bệnh. Tại Việt Nam, theo tổng điều tra toàn quốc về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi 18 đến 69 tuổi bị THA, trong đó có 23,1% nam giới và 14,9% nữ giới. Còn xét trong độ tuổi 18 đến 25 tuổi thì tỉ lệ THA tăng từ 15,3% năm 2010 lên 20,3% năm 2015. Tại xã Phước Hải, bệnh THA chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các bệnh tại địa phương với mức độ phổ biến và xu hướng ngày càng gia tăng, để lại những di chứng nặng nề.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 300 người dân tộc Chăm từ 18 tuổi trở lên tại xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Chọn mẫu theo phương pháp hệ thống tỉ lệ 1:5 và phỏng vấn theo bộ câu hỏi dựa trên công cụ STEPS tiếng Việt của WHO.

Tỉ lệ tăng huyết áp ở người dân tộc Chăm là 23,7%, tuy nhiên chỉ có 66,2% đang sử dụng thuốc để điều trị. Phân tích đa biến ghi nhận một số yếu tố liên quan với tăng huyết áp bao gồm nhóm tuổi và chỉ số BMI, cụ thể nhóm tuổi 45 – 59 có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 1,93 lần so với nhóm tuổi 18 – 29.

Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ THA của người dân tộc Chăm là 23,7%. Qua phân tích đa biến ghi nhận có mối liên quan giữa THA với một số yếu tố như với nhóm tuổi, BMI. Cụ thể, nhóm tuổi từ 45 đến 59 có tỷ lệ THA cao gấp 1,93 lần so với nhóm tuổi 18 đến 29 tuổi (với p=0,038) và tình trạng BMI có ảnh hưởng đến tỉ lệ THA (với p

Tạp chí y dược học Cần Thơ, Số 69/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ