Tình hình xổ giun định kỳ và các yếu tố liên quan ở học sinh tại một số Trường Trung học cở sở trên địa bàn Quận bình Thủy, Thành phố Cần Thơ năm 2021
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ xổ giun định kỳ và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc xổ giun ở học sinh trung học cơ sở tại quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ năm 2021.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng thì tỷ lệ nhiễm giun của cả nước ở mức cao. Trong đó khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm cao nhất với hơn 50%, tiếp đó là khu vực miền Trung với tỷ lệ khoảng 30-50%. Các bệnh nhiễm giun chủ yếu lây qua đường tiêu hóa và có tác hại trực tiếp đến sức khỏe như gây thiếu máu, thiếu sắt, suy dinh dưỡng, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Xổ giun định kỳ hiện được xem là biện pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất đối với các bệnh do giun sán. Trong 10 năm qua, các chương trình xổ giun định kỳ với quy mô cộng đồng tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao như trẻ mầm non, học sinh tiểu học, phụ nữ độ tuổi sinh sản đã đạt được những kết quả tích cực như giảm được tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm ở một số địa phương vẫn còn cao và việc xổ giun định kỳ ở những đối tượng khác chưa được quan tâm đúng mức. Việc tìm hiểu về tình hình xổ giun định kỳ ở đối tượng học sinh trung học cơ sở nhằm có những biện pháp can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ xổ giun định kỳ giúp giảm tỷ lệ nhiễm giun trong cộng đồng cũng như đáp ứng mục tiêu chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bệnh do nhiễm giun là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới, tất cả mọi người đều có nguy cơ bị mắc các bệnh do nhiễm giun và hầu như không gây được miễn dịch bảo vệ suốt đời cho người bệnh sau khi nhiễm, tạo ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Theo báo cáo của WHO có khoảng 1,5 tỷ người chiếm khoảng 24% dân số thế giới đang bị nhiễm giun truyền qua đất. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng thì tỷ lệ nhiễm giun của cả nước ở mức cao. Trong đó khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm cao nhất với hơn 50%, tiếp đó là khu vực miền Trung với tỷ lệ khoảng 30-50%. Các bệnh nhiễm giun chủ yếu lây qua đường tiêu hóa và có tác hại trực tiếp đến sức khỏe như gây thiếu máu, thiếu sắt, suy dinh dưỡng, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh tại một số trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn qua 3 giai đoạn. Đơn vị cụm là lớp. Bước 1: chọn 2/6 trường THCS tại quận Bình Thủy (trường THCS Bình Thủy và trường THCS Long Tuyền) bằng phương pháp bóc thăm. Bước 2: chọn 2 lớp trên mỗi khối của từng trường bằng phương pháp bóc thăm. Bước 3: chọn tất cả học sinh của các lớp đã chọn.
Tỷ lệ xổ giun định kỳ ở học sinh trung học cơ sở trong một năm qua là 57,1%. Có 66,0% học sinh có kiến thức chung đúng về xổ giun định kỳ. Các học sinh thực hiện xổ giun chủ yếu tại trường (60,2%) và tại nhà (36,5%). Lý do không thực hiện xổ giun đa số là do chưa biết về xổ giun định kỳ (30,6%) và không quan tâm (29,5%). Kết quả phân tích đa biến cho thấy có có mối liên quan giữa là người sống cùng là cha mẹ (OR=2,29; p=0,013) và tình trạng kiến thức về xổ giun định kỳ (OR=3,7; p =0,013) và tình trạng kiến thức về xổ giun định kỳ (OR=3,7; p=0,013)
Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở tại quận Bình Thủy thực hiện xổ giun định kỳ là 57,1%. Có mối liên quan giữa người sống cùng là cha mẹ, kiến thức về xổ giun định kỳ đối với hành vi xổ giun định kỳ (p<0,05). Với kết quả đã đề cập trong nghiên cứu thì địa phương cần có thêm những hoạt động giáo dục sức khỏe về xổ giun định kỳ và các biện pháp phòng tránh nhiễm giun cho cả đối tượng học sinh và phụ huynh. Qua đó giúp nâng cao tỷ lệ xổ giun định kỳ ở học sinh trung học cơ sở nói riêng và cộng đồng nói chung.
Tạp chí y dược học Cần Thơ, Số 69/2023