SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá thị lực tương phản sau phẫu thuật đục thể thủy tinh

[07/05/2024 16:15]

Mục tiêu nhằm đánh giá thị lực tương phản và một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực tương phản trên các bệnh nhân sau phẫu thuật đục thể thủy tinh tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.

Từ trước đến nay, đục thể thủy tinh luôn là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tại Việt Nam, theo điều tra (RAAB – 2015) thống kê tại 14 tỉnh thành trong cả nước có gần 330.000 người mù, trong đó số người mù do đục thể thủy tinh chiếm khoảng trên 74%. Đục thể thủy tinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập, công tác, lao động và hòa nhập với cộng đồng. Cho đến nay, phương pháp điều trị bệnh đục thể thủy tinh có hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Sau phẫu thuật, các nghiên cứu đã ghi nhận nhiều trường hợp dù thị lực đã cải thiện tốt nhưng bệnh nhân vẫn than phiền về chất lượng thị giác gây không ít bối rối cho các bác sĩ lâm sàng. Chính điều này đã thúc đẩy nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu các chức năng thị giác khác bên ngoài thị lực, trong đó thị lực tương phản là một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Từ trước đến nay, đục thể thủy tinh luôn là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tại Việt Nam, theo điều tra (RAAB – 2015) thống kê tại 14 tỉnh thành trong cả nước có gần 330.000 người mù, trong đó số người mù do đục thể thủy tinh chiếm khoảng trên 74%. Đục thể thủy tinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập, công tác, lao động và hòa nhập với cộng đồng. Cho đến nay, phương pháp điều trị bệnh đục thể thủy tinh có hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Sau phẫu thuật, các nghiên cứu đã ghi nhận nhiều trường hợp dù thị lực đã cải thiện tốt nhưng bệnh nhân vẫn than phiền về chất lượng thị giác gây không ít bối rối cho các bác sĩ lâm sàng.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 mắt sau phẫu thuật đục thể thủy tinh tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 từ 12/2022 đến 4/2023.

Kết quả cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 65 ± 9.5 với 24 nam và 26 nữ. Tỉ lệ mắt đục thể thủy tinh là mắt phải là 54%, mắt trái là 46%. Phân bố mức độ đục nhân thể thủy tinh là độ 2 (12%), độ 3 (50%), độ 4 (22%) và độ 5 (16%). Sau phẫu thuật thị lực chỉnh kính tối đa của các mắt chủ yếu trong khoảng 20/30 đến 20/40 (54%), còn lại là thị lực trên 20/30 (18%) và từ 20/40 đến 20/100 (28%). Thị lực tương phản sau phẫu thuật cải thiện đáng kể so với thời điểm trước phẫu thuật và ổn định sau 2 tháng. Phần lớn các mắt có thị lực tương phản nằm trong giới hạn bình thường tại các tần số không gian thấp và trung bình (1.5 cpg, 3 cpg, 6 cpg) và thấp hơn giá trị bình thường tại các tần số không gian cao (12 cpg, 18 cpg). Một số yếu tố ảnh hưởng tới thị lực tương phản sau phẫu thuật bao gồm tuổi, hiện tượng chói lóa và quầng sáng.

Đục thể thủy tinh là một trong số những bệnh lý nhãn khoa thường gặp nhất. Đánh giá thị lực tương phản góp phần cải thiện chức năng thị giác và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sau phẫu thuật đục thể thủy tinh.

Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 533 Số 1 (2023)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ