Đánh giá kiến thức và thái độ của bác sĩ trước và sau can thiệp về sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn tại bệnh Viện Đa Khoa Cà Mau năm 2022-2023
Nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức và thái độ của bác sĩ về sử dụng kháng sinh trước và sau can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau năm 2022-2023.
Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lần rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng đang ở mức báo động. Sự kháng thuốc ngày càng tăng dẫn đến gánh nặng chi phí điều trị tăng lên, ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội. Trong tương lai, các quốc gia có thể phải đối mặt với khả năng không có thuốc để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nếu không có các biện pháp can thiệp phù hợp. Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng gặp ở mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết vẫn còn cao do sốc nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng đa cơ quan. Đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết rất đa dạng, diễn tiến thường nặng và không có chiều hướng tự khỏi nếu không được điều trị kịp thời.
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu trên 118 bác sĩ có sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bác sĩ trong các khoa lâm sàng có sử dụng kháng sinh điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời phỏng vấn.
Tiêu chuẩn loại trừ: Các bác sĩ tham gia không đầy đủ các quá trình trước và sau can thiệp trong nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện không xác suất, chọn tất cả bác sĩ phù hợp với tiêu chuẩn chọn vào.
Nội dung nghiên cứu: Can thiệp trên các bác sĩ trong thời gian 6 tháng. Biến số nghiên cứu gồm: Thâm niên công tác; Đơn vị công tác; Chức vụ; Bằng cấp chuyên môn, học hàm, học vị; Tần suất kê đơn kháng sinh; Số lần đào tạo về sử dụng kháng sinh; Kiến thức đúng về sử dụng kháng sinh; Thái độ đúng về sử dụng kháng sinh. Các hoạt động can thiệp bao gồm kiện toàn Ban quản lý sử dụng kháng sinh, xây dựng và triển khai các quy định về sử dụng kháng sinh, tổ chức 04 lớp đào tạo/tập huấn. Đánh giá kết quả bằng phương pháp khảo sát kiến thức và thái độ của bác sĩ về sử dụng kháng sinh. Sau đó so sánh trước và sau can thiệp sự thay đổi về kiến thức và thái độ của nhóm đối tượng được phỏng vấn.
Kiến thức chung đúng về sử dụng kháng sinh trước can thiệp là 68,6%; sau can thiệp tăng lên 99,2% với chỉ số hiệu quả can thiệp là 44,6%; Thái độ đúng trước can thiệp về sử dụng kháng sinh trước can thiệp là 25,4%; sau can thiệp tăng lên 34,7% với chỉ số hiệu quả can thiệp là 36,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Kiến thức chung đúng về sử dụng kháng sinh trước can thiệp là 68,6%; sau can thiệp tăng lên 99,2% với chỉ số hiệu quả can thiệp là 44,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Thái độ đúng trước can thiệp về sử dụng kháng sinh trước can thiệp là 25,4%; sau can thiệp tăng lên 34,7% với chỉ số hiệu quả can thiệp là 36,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tạp chí y dược học Cần Thơ, Số 71/2024