Mô phỏng và đánh giá mức độ xâm nhập mặn trên hệ thống sông tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu - nước biển dâng
Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là hạ nguồn sông Mê Công có 2 cửa sông chảy ra biển nên thường xuyên chịu tác động nặng từ hiện tượng xâm nhập mặn (XMN).
Ảnh minh họa
Tại Việt Nam, thực hiện dự án xác định ranh mặn theo phương pháp thống kê dữ liệu tại 9 vùng cửa sông ĐBSCL. Với sự phát triển khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã xây dựng được kịch bản BĐKH đến năm 2050 dưới tác động nhiều yếu tố đồng thời đưa ra các giải pháp thích ứng với BĐKH và NBD. Ngoài ra, những năm gần đây nhiều dự án, công trình đã phân tích được các yếu tố chính dẫn đến XMN tại cùng ĐBSCL, đồng thời dự báo XNM tại nhiều vị trí trên sông chính theo từng thời kỳ.
Trong nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Hữu Tuấn (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh) cùng các cộng sự đã đánh giá mức độ xâm nhập mặn tỉnh Tiền Giang được giới hạn trên từ đoạn sông Cầu Mỹ Thuận đến giới hạn dưới cửa ra là cửa Tiểu trên địa bản tỉnh Tiền Giang, áp dụng số liệu mặn năm 2016, năm 2020 mô phỏng XNM với kịch bản BĐKH RCP4.5, RCP8.5 đến năm 2030. Nhóm nghiên cứu đã áp dụng mô hình Mike 11-AD kết hợp công cụ GIS trong việc mô phỏng mức độ XNM trên hệ thống sông tỉnh Tiền Giang theo các kịch bản biến đổi khí hậu – nước biển dâng (BĐKH-NBD).
Kết quả mô phỏng độ mặn theo các kịch bản cho thấy diễn biến mặn trên các sông trong tương tai có xu hướng xâm nhập sâu vào nội đồng. Dưới tác động của BĐKH - NBD, mặn có xu thế ăn sâu vào đất liền. Kịch bản RCP4.5, mặn 10 /00 có khả năng ăn sâu vào 60-80 km, mặn 20/00 sấp sỉ 55 km, mặn >40 /00 sấp sỉ 25 km. Kịch bản RCP8.5, mặn 10 /00 có khả năng ăn sâu vào 75-85 km, mặn 20/00 sấp sỉ 60-80 km, mặn > 40/00 sấp sỉ 45-55 km.
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, Tập 755(1), trang 1-10.
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, Tập 755 (1)