Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và so sánh hiệu quả điều trị rụng tóc từng vùng bằng tiêm betamethasone với bôi fluocinolone acetonide vào thương tổn tại Bệnh Viện Da Liễu Thành Phố Cần Thơ năm 2022-2023
Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan của bệnh rụng tóc từng vùng và so sánh hiệu quả điều trị ở bệnh nhân RTTV tiêm Diprosan®.
Rụng tóc từng vùng (RTTV) là một rối loạn tự miễn đặc trưng bởi rụng tóc không để lại sẹo. Biểu hiện thường gặp là các mảng rụng tóc có giới hạn rõ, có thể bị toàn da đầu, toàn bộ các vị trí lông, tóc trên cơ thể. Bệnh ảnh hưởng khoảng 0,2% dân số chung, xảy ra ở cả nam và nữ với tỷ lệ ngang nhau. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi trẻ, diễn tiến mạn tính và hay tái phát, chính vì vậy gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống. RTTV được chẩn đoán chủ yếu dựa vào hình ảnh lâm sàng điển hình [1]. Nghiên cứu này tập trung vào việc so sánh hiệu quả giữa việc sử dụng tiêm Betamethasone (Diprosan®) và bôi Fluocinolone acetonide trong điều trị rụng tóc từng vùng. Rụng tóc từng vùng ảnh hưởng đến da đầu hoặc toàn bộ cơ thể và có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nó có thể là kết quả của di truyền, thay đổi nội tiết tố, tình trạng bệnh lý hoặc một phần bình thường của quá trình lão hóa.
Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành Phố Cần Thơ và được chuẩn đoán mắc bệnh RTTV.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu liên tục thuận tiện, tiến cứu.
Các bước tiến hành nghiên cứu:
Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 01/10/2022 đến ngày 31/05/2023.
Các đối tượng nhóm bệnh sẽ được hỏi kĩ về bệnh sử, tiền căn, thăm khám lâm sàng cẩn thận, ghi nhận đầy đủ các thông tin cần thiết vào phiếu thu thập số liệu. Các thông tin cần thu thập gồm: Thông tin hành chính, đặc điểm lâm sàng của bệnh, mức độ nặng, phạm vi rụng tóc và tham gia điều trị cùng nhóm nghiên cứu. Khi bệnh nhân được chẩn đoán xác định là rụng tóc từng vùng, chúng tôi sẽ giải thích cho bệnh nhân về mục tiêu nghiên cứu, các bước tiến hành nghiên cứu, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu bệnh nhân sẽ kí vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu.
Độ tuổi trung bình là 30,85 ± 8,25, thời gian mắc bệnh trung bình là 10,13 ± 9,71, nam giới chiếm ưu thế với tỷ lệ 62,7%. Không có sự khác biệt về tiền sử gia đình, stress, sợi tóc dấu chấm than giữa nhóm nhẹ và nhóm nặng (p>0,05), nhưng yếu tố tiền sử cá nhân có ý nghĩa thống kê (p=0,006). Phân bố diện tích tổn thương nhẹ chiếm 78,0%, trung bình 16,9%, nặng 3,4%, rất nặng 1,7%. Nhóm thoa Fluocinolone có kết quả điều trị ổn định trong thời gian điều trị trong hai tháng với 80%, sau 2 tháng ngưng và theo dõi ghi nhận tỷ lệ 86,7%. Nhóm tiêm Betamethasone ban đầu nghiên cứu có kết quả kém hơn, nhưng sau từng thời điểm nghiên cứu nhận thấy có sự tích cực. Cụ thể, sau 2 tháng điều trị và theo dõi, kết quả cải thiện với tỷ lệ tốt là 93,1%. Tác dụng phụ cho thấy nhóm 1 có triệu chứng ngứa chiếm tỷ lệ khá cao là 33,3% còn lại là không có tác dụng phụ. Trong khi đó nhóm 2 chỉ có 17,2% bệnh nhân có triệu.
Nhóm bệnh nhân sử dụng Fluocinolone, kết quả điều trị ổn định, nhóm bệnh nhân sử dụng Diprosan mặc dù ban đầu không mang lại kết quả điều trị nhanh chóng như Fluocinolone, nhưng có thể mang lại kết quả tốt hơn sau khi ngừng điều trị. Bệnh rụng tóc từng vùng đã cho thấy ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài các phương pháp điều trị trước đây, tiêm Betamethasone vào da là một phương pháp hiệu quả, giá cả phải chăng và dễ thực hiện có thể xem xét để điều trị rụng tóc từng vùng.
Tạp chí y dược học Cần Thơ Số 71/2024