Động lực và rào cản trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
Nghiên cứu nhằm mô tả động lực và rào cản trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Nghiên cứu khoa học có thể được định nghĩa là công việc sáng tạo và có hệ thống được thực hiện để tăng nguồn kiến thức. Nguồn kiến thức này góp phần tạo ra nguồn tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, việc nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học là rất cần thiết. Để đạt được điều này, chúng ta cần quan tâm về các yếu tố liên quan đến hoạt động nghiên cứu như thái độ đối với nghiên cứu, sự sẵn sàng tham gia hoạt động nghiên cứu, đặc biệt là sinh viên đại học. Theo báo cáo tổng kết năm học tại Trường Đại học Y dược Cần Thơ qua các năm cho thấy quy mô đào tạo đại học của trường vào khoảng 10.000 sinh viên, số lượng sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học được báo cáo như năm 2018-2019 là 43 đề tài sinh viên, 2019-2020 là 22 đề tài , 2021-2022 là 124 đề tài và năm học 2022-2023 là 81 đề tài . Mặc dù số lượng đề tài sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có tăng qua các năm nhưng chỉ đạt khoảng 6% sinh viên tham gia. Chính vì vậy, nhằm góp phần đề xuất các biện pháp giúp sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Đối tượng và tiêu chuẩn nghiên cứu:
Đới tượng: 3239 sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ tham gia nghiên cứu từ 10/2022- 12/2022
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Sinh viên đang học tập tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ bao gồm tất cả các ngành học.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được nhập vào chương trình Excel và được phân tích bằng phần mềm SPSS ver 20.0 để xác định các tỷ lệ phần trăm, kiểm định sự khác biệt bằng phép kiểm Chi-square.
Động lực thúc đẩy sinh viên tham gia NCKH: 79,9% là có hội phát triển nghề nghiệp, 77,9% phát triển kỹ năng NCKH, 76,9% phát huy kỹ năng làm việc nhóm, 73,2% tăng có hội trúng tuyển sau đại học, 72,6% tăng năng lực bản thân. Rào cản ảnh hưởng tới việc tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên: rào cản cá nhân (kỹ năng, kiến thức chiếm 62,3%), rào cản cơ chế hệ thống (thiếu định hướng và đào tạo nghiên cứu chiếm 56,9%).
Kết luận, sinh viên đã thấy được vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học trong việc phát triển chuyên môn nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên sinh viên vẫn chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học do rào cản bản thân sợ chưa đủ kỹ năng và kiến thức đồng thời sinh viên thấy thiếu định hướng, đào tạo về nghiên cứu. Nhà trường cần cung cấp các khoá học và khuyến khích sự tham gia của các bạn sinh viên qua các năm học.
Tạp chí y dược học Cần Thơ, Số 71/2024