Công tác truyền thông trong giáo dục ở các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức và đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý về mục tiêu, nội dung, phương pháp và các biện pháp truyền thông trong giáo dục ở các nhà trường hiện nay. Thông qua bảng câu hỏi tự thuật, nhóm tác giả khảo sát lấy ý kiến 585 giáo viên, cán bộ quản lý của các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An để tìm hiểu mức độ nhận thức và đánh giá về truyền thông trong giáo dục ở nhà trường hiện nay và mối quan hệ giữa chúng với các yếu tố khác như giới tính, thâm niên, trình độ học vấn, địa bàn sinh sống và công tác. Bài viết cũng thảo luận những kết quả nghiên cứu và đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên và cán bộ quản lý về vấn đề truyền thông trong giáo dục hiện nay.
Hiện nay, công tác truyền thông là một phần quan trọng trong việc phát triển cũng như nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác truyền thông này đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu các chính sách, phương pháp giảng dạy cùng các thành tựu của giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đến các đối tượng liên quan. Công tác truyền thông giáo dục ở các trường học hiện nay là một bộ phận của hoạt động quản trị trường học, là quá trình gắn kết với quản trị thương hiệu nhà trường, đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Với khả năng truyền tải thông tin và kiến thức đến với đông đảo học sinh và giáo viên (GV) từ các phương tiện truyền thông truyền thống như sách báo, đài phát thanh, đài truyền hình đến các nền tảng truyền tải tin tức xã hội và các trang web giáo dục trực tuyến về giáo dục, công tác truyền thông trong giáo dục đã và đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển của giáo dục hiện đại. Vì vậy, nâng cao chất lượng của công tác truyền thông là một nhiệm vụ quan trọng của lãnh đạo các trường học, có thể dẫn tới những hiệu ứng tích cực trong ngành giáo dục nói riêng và trong toàn xã hội nói chung, mang lại hiệu quả thực tế, từ đó góp phần giải quyết những vấn đề nan giải của công tác truyền thông giáo dục trong các trường.
Nghiên cứu được tiến hành thông qua bảng hỏi tự thuật (Self-report) trên 585 GV và cán bộ quản lý (CBQL) ở các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm đo lường nhận thức và đánh giá về mục tiêu, nội dung, phương pháp và các biện pháp truyền thông trong giáo dục ở các nhà trường hiện nay và mối quan hệ giữa chúng với các yếu tố liên quan. Phiếu khảo sát sử dụng thang đo Likert 3 điểm với mức độ tương ứng: Mức 1: Không đồng ý/Không cần thiết/Không hiệu quả; Mức 2: Đồng ý/Cần thiết/Hiệu quả; Mức 3: Rất đồng ý/Rất cần thiết/Rất hiệu quả với nội dung khảo sát, được gửi qua google form, rồi thu thập lại sau 15 ngày, với số phiếu hợp lệ 585 phiếu. Tất cả các phiếu khảo sát đều được kiểm tra, đảm bảo tiêu chí làm sạch dữ liệu, sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để xử lý số liệu thu được.
Nhận thức về mục tiêu truyền thông trong giáo dục
Trên thực tế, mục tiêu của hoạt động truyền thông giáo dục là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng về về GD&ĐT, qua đó nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và phát huy sự đóng góp của xã hội trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chủ trương, chính sách mới về GD&ĐT các cấp khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW. Thông qua các hoạt động truyền thông về giáo dục giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách truyền thông, GV và nhân viên ngành GD&ĐT nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động truyền thông về giáo dục các cấp. Trong số các mục tiêu trên, mục tiêu được đánh giá cao nhất là “Nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và phát huy sự đóng góp của xã hội trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chủ trương, chính sách mới về GD&ĐT” với điểm trung bình là 2,39 trên thang điểm 3, điều này cho thấy GV và CBQL đã đánh giá rất cao mục tiêu này đối với hoạt động truyền thông trong nhà trường.
Đánh giá về nội dung truyền thông giáo dục
Trên thực tế, các nội dung của hoạt động truyền thông trong giáo dục cần tập trung và xuyên suốt từ các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến việc triển khai các đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ở địa phương. Qua đó, xây dựng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công tác quản lý hoạt động truyền thông về giáo dục để nâng cao chất lượng của hoạt động truyền thông. Như vậy, có thể thấy rằng GV và CBQL đã có sự đánh giá cao về một số nội dung của hoạt động truyền thông giáo dục trong nhà trường, tuy nhiên chưa nắm được sự đồng bộ và xuyên suốt của các nội dung.
Đánh giá về hình thức tổ chức truyền thông trong giáo dục
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hình thức tổ chức truyền thông trong giáo dục được đánh giá hiệu quả nhất là: “Xây dựng chuyên mục trên trang thông tin điện tử để cập nhật các nội dung, tin, bài tuyên truyền và tiếp nhận các ý kiến của người dân, dư luận xã hội” và “Lồng ghép nội dung truyền thông vào chương trình giảng dạy, các buổi sinh hoạt trong nhà trường và trong hoạt động cộng đồng ở địa phương” với điểm trung bình đạt 2,33.
Các phương pháp được đánh giá ít hiệu quả nhất là “Phối hợp các báo, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình địa phương để xây dựng các chuyên mục, chuyên đề truyền thông” (Điểm trung bình 2,23); “In ấn, phát hành các ấn phẩm, tài liệu để thông tin về các nội dung giáo dục phù hợp” (Điểm trung bình 2,26). Như vậy, trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin truyền thông và mạng xã hội, GV và CBQL đã đánh giá rất cao vai trò của các trang thông tin điện tử, mạng xã hội… và hạn chế vai trò của các sản phẩm in ấn truyền thống. Việc có sự đánh giá khác biệt về hiệu quả của các hình thức này cho thấy sự thay đổi nhận thức về phương pháp truyền thông của GV và CBQL đã đi theo quy luật chung của sự thay đổi giáo dục trong thời đại 4.0, chuyển đổi số thay vì sử dụng các hình thức truyền thống.
Đánh giá về biện pháp nâng cao chất lượng truyền thông trong giáo dục
Các biện pháp “Nâng cao nhận thức về công tác truyền thông về giáo dục trong trường học” và “Xây dựng một đội ngũ có khả năng đảm nhiệm công tác truyền thông về giáo dục đạt hiệu quả cao nhất” được GV và CBQL đánh giá cao với điểm trung bình lần lượt là 2,41 và 2,40. Thực tế cho thấy, hiện nay ở các trường đều sử dụng GV kiêm nhiệm để làm công tác truyền thông. Những GV được phân công nhiệm vụ truyền thông vẫn phải đảm bảo các hoạt động khác của nhà trường. Như vậy nhất thiết phải đổi mới và nâng cao năng lực truyền thông cho người làm công tác này để có khả năng đảm nhiệm công tác truyền thông đạt hiệu quả cao nhất”.
Các biện pháp “Kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả truyền thông về giáo dục thường xuyên” và “Hoàn thiện chế độ chính sách và tăng cường nguồn lực, cơ sở vật chất đảm bảo công tác truyền thông giáo dục” được đánh giá thấp với điểm trung bình lần lượt là 2,34 và 2,35. Tuy nhiên khi phỏng vấn sâu một số CBQL ở các trường, nhóm tác giả ghi nhận sự phản hồi về những khó khăn mà các trường gặp phải khi thực hiện 02 biện pháp nêu trên, đòi hỏi quá trình triển khai trong thời gian dài. Tuy nhiên, một số biện pháp có thể thực hiện để nâng cao chất lượng truyền thông như cải tiến các chế độ chính sách đối với những người tham gia thực hiện chương trình truyền thông, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhóm thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục. Đặc biệt, ở một số trường tiểu học có chính sách khuyến khích, khen thưởng kịp thời đối với các sản phẩm tốt về truyền thông được ghi nhận.
So sánh nhận thức về truyền thông giáo dục với các yếu tố khác
Đối với nhóm vị trí việc làm, đánh giá về truyền thông trong giáo dục giữa GV và CBQL có sự khác biệt tương đối rõ nét. Cụ thể: Hệ số Sig (p<0,05) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa 2 nhóm GV và CBQL trong đánh giá các yếu tố của truyền thông giáo dục. Độ lệch chuẩn của các câu trả lời dao động từ 0,39 đến 0,50 cho thấy mức độ khác biệt, phân tán giữa các câu trả lời của các nhóm diễn ra không đáng kể, hầu hết các câu trả lời đều cùng một đáp án tương tự nhau. Đặc biệt, CBQL có xu hướng nhận thức rõ ràng và đánh giá cao về vấn đề truyền thông (Điểm trung bình dao động từ 2,66 đến 2,69) trong khi ở GV có điểm TB dao động từ 2,35 đến 2,37. Ở GV, công việc chủ yếu là giảng dạy nên nhận thức về vấn đề truyền thông trong nhà trường có thể còn hạn chế hơn so với CBQL><0.05) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa 2 nhóm GV và CBQL trong đánh giá các yếu tố của truyền thông giáo dục. Độ lệch chuẩn của các câu trả lời dao động từ 0,39 đến 0,50 cho thấy mức độ khác biệt, phân tán giữa các câu trả lời của các nhóm diễn ra không đáng kể, hầu hết các câu trả lời đều cùng một đáp án tương tự nhau. Đặc biệt, CBQL có xu hướng nhận thức rõ ràng và đánh giá cao về vấn đề truyền thông (Điểm trung bình dao động từ 2,66 đến 2,69) trong khi ở GV có điểm TB dao động từ 2,35 đến 2,37. Ở GV, công việc chủ yếu là giảng dạy nên nhận thức về vấn đề truyền thông trong nhà trường có thể còn hạn chế hơn so với CBQL.
Đối với những GV ở các cơ quan công tác khác nhau, cũng có sự khác biệt về mức độ nhận thức và đánh giá về mục tiêu, nội dung và các biện pháp nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục. Cụ thể: Hệ số Sig (p=0,000) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa 2 nhóm GV và CBQL trong đánh giá các yếu tố của truyền thông giáo dục. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của các câu trả lời dao động từ 0,37 đến 0,57 cho thấy mức độ khác biệt, phân tán giữa các câu trả lời của các nhóm diễn ra không đáng kể, hầu hết các câu trả lời của nhóm giống nhau đều cùng một đáp án tương tự nhau. Đặc biệt, GV ở trường tiểu học có mức độ đánh giá cao nhất về các yếu tố truyền thông (Điểm trung bình dao động từ 2,66 đến 2,69) và ngược lại, giáo viên ở các trường mầm non lại có xu hướng đánh giá thấp vấn đề này (Điểm trung bình 2,35).
Như vậy, có thể khẳng định, về vị trí việc làm và cơ quan công tác là những yếu tố tạo nên sự khác biệt trong nhận thức và đánh giá của GV về vấn truyền thông giáo dục. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). ><0.05)
Thông qua kết quả nghiên cứu mức độ nhận thức và đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An về công tác truyền thông giáo dục hiện nay cho thấy: Nhận thức về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức của truyền thông giáo dục ở mức tương đối cao. Hầu hết các giáo viên và cán bộ quản lý đều đánh giá cao vai trò của yếu tố truyền thông giáo dục hiện nay. Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa vị trí việc làm và cơ quan công tác của giáo viên trong nhận thức và đánh giá về vấn đề truyền thông giáo dục. Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho nhà trường trong việc nắm bắt hiểu biết và đánh giá của giáo viên, từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông giáo dục hiện nay.
Tạp chí Khoa học Trường đại học Vinh - Tập 53, số 1C, 03/2024