SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Công tác tổ chức hoạt động tình nguyện phòng chống dịch qua góc nhìn của sinh viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

[29/05/2024 12:09]

Nghiên cứu khảo sát và tìm hiểu nhận xét của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch về công tác chuẩn bị, tổ chức hoạt động tình nguyện PCD cho sinh viên. Từ đó, giúp Nhà trường và các bên liên quan có sự chuẩn bị hiệu quả hơn cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng của sinh viên trong tương lai.

Khi dịch bùng phát mạnh, lực lượng nhân lực y tế không đủ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Việc huy động các lực lượng khác không phải nhân viên y tế (NVYT) tham gia phòng chống dịch (PCD) rất cần thiết, trong đó có sinh viên khối ngành sức khỏe . Để phụ trách tốt công việc của các NVYT, sinh viên cần được chuẩn bị đầy đủ, được cung cấp thông tin rõ ràng và được tập huấn trước khi tham gia hoạt động do kiến thức và kỹ năng cần thiết của sinh viên còn hạn chế, là yếu tố cản trở sinh viên tình nguyện và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc phụ trách . Kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy kiến thức và kỹ năng của sinh viên y khoa được cải thiện đáng kể so với trước tập huấn [3]. Thông qua tập huấn, sinh viên có được kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu công việc khi tình nguyện và những lợi ích lâu dài hướng tới các mục tiêu nghề nghiệp  . Khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam, trong bối cảnh ngành y tế không đủ nguồn lực NVYT PCD, nhiều nguồn lực được động viên tham gia, trong đó có tình nguyện viên là sinh viên các trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và toàn quốc . Trong đó, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (ĐHYKPNT) đã huy động tổng cộng hơn 2.000 tình nguyện viên tham gia hỗ trợ công tác PCD gồm giảng viên, nhân viên, học viên sau đại học và sinh viên đại học, trong đó có 134 sinh viên cử nhân điều dưỡng năm 3 và năm 4

Đối tượng, thời gian nghiên cứu: Toàn bộ sinh viên cử nhân Điều dưỡng đang học năm 3 và năm 4 Trường ĐHYKPNT có tình nguyện tham gia PCD năm 2021. Tiêu chuẩn chọn mẫu gồm những sinh viên có thời gian tham gia PCD từ 1 tuần trở lên và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ là những sinh viên liên lạc 3 lần vẫn không liên lạc được với sinh viên được loại ra khỏi nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện năm 2022.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ 134 sinh viên tình nguyện tham gia PCD. Cỡ mẫu cuối cùng trong nghiên cứu này là 132 sinh viên. Có 2 sinh viên không liên hệ được.

Phương pháp thu thập số liệu: Sinh viên tự điền câu hỏi thông qua biểu mẫu khảo sát online. Sinh viên được giải thích rõ về nghiên cứu. Nếu đồng ý tham gia, sinh viên nhấn vào ô “Đồng ý”. Trường hợp không đồng ý tham gia, sinh viên nhấn vào ô “Không đồng ý” được thiết kế sẵn và hệ thống sẽ tự động đóng. Sinh viên cũng có quyền ngừng tham gia bất cứ khi nào bằng cách ngừng trả lời các câu hỏi hoặc không nhấn nút “Gửi” được thiết kế sẵn. Sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng, các buổi phỏng vấn sâu (PVS) và 3 cuộc thảo luận nhóm (TLN) được tổ chức.

Tỷ lệ chung có 85,6% sinh viên cho rằng công tác tổ chức tốt. Trong đó, việc quan tâm đảm bảo an toàn cho sinh viên và sinh viên được hướng dẫn đầy đủ về công việc chiếm tỷ lệ cao nhất với 95,5% và 94,7%. Sinh viên báo cáo được cung cấp đủ đồ bảo hộ cá nhân khi tham gia chiếm 92,4%. Trong đó, có 88,6% được cung cấp đồ bảo hộ cá nhân đúng chủng loại và 90,9% báo cáo đồ bảo hộ cá nhân được cung cấp đảm bảo chất lượng. Kết quả từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng cho thấy sinh viên đánh giá tương đối tích cực về công tác tổ chức cho hoạt động tình nguyện, tuy nhiên sinh viên góp ý cần có sự kết nối chặt chẽ hơn nữa giữa nhà Trường và địa phương và trang bị trước cho sinh viên năng lực ứng phó với một số tình huống cần thiết.

Nhìn chung, sinh viên có nhận thức tích cực về công tác chuẩn bị, tổ chức hoạt động tình nguyện PCD của sinh viên. Trong bối cảnh dịch bệnh khốc liệt và chưa có tiền lệ, Nhà trường và địa phương nơi sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện đã có sự quan tâm và chuẩn bị tương đối đầy đủ và chu đáo cho sinh viên. Tuy nhiên, cũng cần tăng cường sự kết nối và chuẩn bị cho sinh viên năng lực ứng phó với một số tình huống lâm sàng điển hình. Công tác tổ chức các hoạt động cho sinh viên trong tương lai, Nhà trường, các đơn vị chức năng và các cá nhân liên quan duy trì và phát huy các mặt tích cực và cải thiện công tác tổ chức để các hoạt động của sinh viên được hiệu quả và thuận lợi nhất.

Tạp chí y dược học Cần Thơ, Số 72/2024
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài