SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số thành phần hóa học từ phân đoạn chiết n-hexan cây Mơ leo (Paederia scandens)

[30/05/2024 14:56]

Các tác giả Trần Thanh Hà, Nguyễn Thị Hà – Viện Dược liệu và Trần Thị Tuyết – Đại học Đại Nam thực hiện với mục tiêu nghiên cứu: Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ phân đoạn n-hexan của cây Mơ leo để làm sáng tỏ tác dụng của loài cây này theo kinh nghiệm dân gian.

Dây mơ leo còn gọi là Kê thỉ đằng, mẫu cẩu đằng có tên khoa học là Paederia scandens (Lour.), họ cà phê (Rubiaceae). Tất cả các bộ phận (rễ, cành, lá, hoa, quả) đều được sử dụng làm thuốc, dùng tươi hoặc khô. Theo Đông y, mơ leo có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thực, đạo trê, trừ phong hoạt huyết chỉ thống, trừ thấp, tiêu thũng, giải độc. Chủ trị phong thấp, đau nhức, tả chảy, lỵ, phù thũng, váng đầu, chán ăn, mụn nhọt, lở ngứa, đòn ngã, chấn thương… Các nghiên cứu về thành phần hóa học trên thế giới chỉ ra nhóm chất hóa học chủ yếu có trong mơ leo là các iridoid và dẫn xuất, anthraquinon, ²avonoid. Nghiên cứu của Chen và cộng sự, Quang và cộng sự chỉ rõ iridoid và dẫn xuất glucosid là nhóm hoạt chất chính trong cây mơ leo. Mặt khác, ở Việt Nam loài mơ leo là loài mọc hoang dại, được nhân dân sử dụng làm thuốc, chưa có nhiềunghiên cứu về tác dụng sinh học cũng nhưthành phần hóa học của loài này. Các nghiêncứu ban đầu của chúng tôi đã xác định được các chất anthraquinon, 3,3 -dimethoxyellagic acid 4 -O-α-L-rhamnopyranosid, 3 ,4 ,7- trihydroxy²avanon, acid betulinic, kaempferol, linarin, paederosid, quercetin 3- O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl- (1→3)-β-D-glucopyranosid và kaempferol 3- O-β-D-glucopyranosid trong cây mơ leo thu hái ở Đồng Nai. Để nghiên cứu toàn diện về thành phần hóa học của loài cây này, các tác giả tiếp tục xác định thành phần hóa học của các phân đoạn khác trong cây, nghiên cứu này thông báo về sự có mặt của một số hợp chất có trong phân đoạn chiết n- hexan cây Mơ leo.

Lấy số liệu: Phần trên mặt đất cây Mơ leo (Paederia scandens Lour.), họ Cà phê (Rubiaceae) được thu hái tại Đồng Nai vào tháng 3/2021, sau đó được sấy khô ở nhiệt độ 50 ºC rồi xay thành bột. Mẫu do các nhà khoa học khoa Tài nguyên dược liệu - Viện Dược liệu giám định tên khoa học. Tiêu bản mẫu số ML-260321 được lưu tại khoa Công nghệ chiết xuất - Viện Dược liệu. Khi đó sử dụng phương pháp: Phân lập các chất dựa trên các phương pháp sắc ký, xác định cấu trúc các chất dựa vào tính chất hóa lý và dữ kiện phổ thực nghiệm MS, NMR. Kết quả cho thấy: Từ phân đoạn chiết n-hexan của cây Mơ leo đã phân lập và nhận dạng cấu trúc bố hợp chất bao gồm lupeol (1), acid betulinic (2), asperglaucid (3), acid oleanolic (4).

Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp với các phương pháp phổ, đã phân lập và nhậndạng cấu trúc bốn hợp chất từ phân đoạnchiết n-hexan của cây Mơ leo (Paederiascandens) bao gồm lupeol (1), acid betulinic (2), asperglaucid (3), acid oleanolic (4). Đây là lần đầu tiên các chất 1, 2 và 3 được xác địnhcó trong thành phần hóa học cây Mơ leo.

Tạp chí Nghiên cứu Dược và Thông tin thuốc, số 1 năm 2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài