SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu xác định các thành phần hóa học của hạt sim rừng Phú Quốc

[13/06/2024 14:42]

Sim có tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk thuộc họ Myrtaceae. Đây là loài thực vậy có hoa được tìm thấy ở các vùng phía Nam và Đông Nam châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philipines và Malaysia. Các bộ phận của sim bao gồm lá, chồi, rễ và quả được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, bệnh dạ dày, nhiễm trùng.

Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk là loài thực vật thuộc họ Myrtaceae. Loài này phân bố rộng rãi và được sử dụng làm thực phẩm giàu dinh dưỡng và thuốc y học cổ truyền ở Nam và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, lá, rễ và quả của R. tomentosa có tác dụng bổ huyết, chống tiêu chảy, chữa bệnh dạ dày, chống viêm. Quả của loài cây này được chế biến thành rượu, kẹo, xi-rô… Bằng các phương pháp phân tích hiện đại, nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng đã được tìm thấy trong các dịch chiết sim. Các nhóm hợp chất chính đã được xác định bao gồm flavanoids, triterpenoids, meroterpenoids và polyphenols. Các nhóm hợp chất này đem lại nhiều đặc tính dược lý khác nhau cho dịch chiết sim. Chẳng hạn như dịch chiết lá, quả và cành đã được báo cáo về khả năng kháng nhiều chủng khuẩn khác nhau Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Propionibacterium Acnes, Streptococcus agalactiae, Streptococcus iniae, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Vibrio cholerae … Các hợp chất Rhodomyrtosone – hợp chất phenol được tìm thấy trong các chiết xuất từ lá sim không chỉ có tác dụng kháng khuẩn kháng thuốc mà còn thể hiện tác dụng chống ung thư.

Hình minh họa (Internet)

Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu các thành phần hóa học thực vật của chiết xuất methanol từ hạt R. tomentosa bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS). Có 31 hóa chất thực vật được phát hiện trong chiết xuất methanol của hạt Rhodomyrtus tomentosa, bao gồm: axit béo và este của chúng (38,65%); pyrrogallol (23,43%); terpen, sterol và các hợp chất thơm khác. Hạt cây sim rừng có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như 1,2,3-Benzenetriol (22,33%), acid 9,12-Octadecadienoic (Z,Z)- (19,87%), acid n-Hexadecanoic (8,09%), acid Octadecanoic (2,96%), Vitamin E (2,94%), γ-Tocopherol (0,89%), γ-Sitosterol (2,03%), Amyrin (1,78%), Cymene (1,45%), 5-Hydroxymethylfurfural (0,86%)… có khả năng chống oxy hóa, chống nhiễm trùng, chống viêm, chống ung thư, kháng nấm, kháng vi-rút và kháng khuẩn, hạ đường huyết, hạ lipid, giảm mỡ… Đây chính là cơ sở để phát triển nghiên cứu ứng dụng sử dụng chiết xuất hạt sim rừng trong đời sống hàng ngày cũng như nâng cao giá trị kinh tế của cây sim rừng trọng mọc hoang ở đảo Phú Quốc. huyện, tỉnh Kiên Giang.

Tập. 29 Số. 3 (2023): TẠP CHÍ PHÂN TÍCH HÓA, LÝ VÀ SINH HỌC
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ