Nâng cao chất lượng dạy và học các môn chuyên ngành ngành ngôn ngữ Trung Quốc từ hướng tiếp cận phương thức học tập kết hợp
Thông qua việc tìm hiểu các ưu thế trong các hình thức giảng dạy của phương thức học tập kết hợp (blended), kết hợp mô tả thực trạng dạy và học, đặc thù các môn chuyên ngành ngành NNTQ hiện nay, nhằm đề xuất một số giải pháp ứng dụng để nâng cao chất lượng dạy và học các môn chuyên ngành ngành NNTQ.
Trong bối cảnh đó, phương thức học tập kết hợp (Blended learning) được nhắc đến khá nhiều những năm gần đây, theo Lim và Wan “Học tập kết hợp là sự kết hợp có chủ ý của trực tuyến (không đồng bộ và/hoặc đồng bộ) và tiếp xúc trực tiếp thời gian giữa giảng viên và sinh viên và/hoặc giữa sinh viên trong một khóa học, đã được thúc đẩy và khuyến khích ở một số trường đại học ngày càng tang” (Graham, Woodfield, & Harrison, 2013,Học tập kết hợp giúp cho các trường đại học cơ hội để đạt được những kết quả nói trên và các kết quả học tập khác cần thiết để đáp ứng nhu cầu hiện đại trong một nền kinh tế toàn cầu hóa và thế giới định hướng công nghệ. Để tìm hiểu rõ hơn về phương thức học tập này, cũng như thông qua các thành quả mà phương thức học tập này đem lại, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cho công tác đào tạo các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành như môn Dịch thương mại, dịch du lịch, Lược sử văn học Trung Quốc, … vốn có khối lượng kiến thức khá lớn trong CTĐT Ngôn ngữ Trung Quốc nhằm để nâng cao hơn chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Mô hình Blended Learning
Phương thức học tập kết hợp bắt nguồn từ học tập trực tuyến, phương thức này vốn được các trường tiểu học tại Mỹ áp dụng từ những năm 2000 như là một giải pháp cho những người không có điều kiện học tập trung. Nhưng ở thời điểm đó, việc học trực tuyến hoàn toàn không thể thu hút được người học do các điều kiện khách quan lẫn chủ quan. Theo Horn và Staker (2017), thống kê tại Mỹ cho đến năm 2019, có đến 50% các lớp học trung học phổ thông có áp dụng phương thức học tập kết hợp này và dự kiến số lượng sẽ không ngừng tăng lên.
Áp dụng phương thức học tập kết hợp vào các môn chuyên ngành trong CTĐT ngành NNTQ
Trong ứng dụng thực tế phương thức học tập kết hợp trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Trung cho người nước ngoài” cũng đã thử kết hợp mô hình giảng dạy kết hợp, phát triển khả năng tự học và khảo sát năng lực nghe hiểu của sinh viên, bài viết đã phân tích các kết quả khảo sát và phát hiện mô hình dạy học này mang lại nhiều hiệu quả trong việc phát huy khả năng tự học thông qua nhiệm vụ học tâp; trong bài “Nghiên cứu ứng dụng phương thức học tập Blended trong việc dạy kỹ năng nghe”, đã nhận định tầm quan trọng của việc áp dụng mô hình Blended và các nội dung tự học trong việc luyện tập môn nghe hiểu để từ đó hình thành kỹ năng ngôn ngữ cho người học, qua đó tận dụng hình thức học tập kết hợp để giúp người học vượt qua các khó khăn và từng bước có hứng thú với môn học này; cũng đã chỉ ra hiệu quả của việc tận dụng dạy học theo truyền thống, trong bài “Đổi mới mô hình dạy học kết hợp trong phương pháp giảng dạy tiếng Trung cho người nước ngoài”, bài viết đã tận dụng ưu thế của “lớp học đám mây”, phân tích toàn diện các ưu thế của việc ứng dụng phương thức dạy học kết hợp trong việc giảng dạy tiếng Trung cho người nước ngoài, từ đó đề xuất các biện pháp dạy học để kích thích người học tham gia, phát huy tính tích cực chủ động của người học nhằm trải nghiệm quá trình học tập
Theo định kỳ mỗi 02 năm một lần, CTĐT ngành NNTQ của khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành rà soát và sắp xếp lại các môn học cho phù hợp với tình hình đào tạo thực tế, theo hướng tinh giảm số tín chỉ để CTĐT được vận hành gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo được chất lượng chuẩn đầu ra theo quy định. Với định hướng đào tạo chuyên ngành Biên phiên dịch: ở giai đoạn 02 năm đầu, Sinh viên (SV) được học các môn kỹ năng ngoại ngữ như Nghe - Nói - Đọc -Viết để hình thành kiến thức nền tảng về kỹ năng ngôn ngữ, nhưng khi vào giai đoạn chuyên ngành, vẫn còn một số SV kiến thức ngôn ngữ chưa vững và chưa hình thành kỹ năng ngôn ngữ vững chắc để sẵn sàng tiếp nhận các kiến thức và kỹ năng có liên quan đến lĩnh vực biên phiên dịch. Bên cạnh thực tế số tín chỉ các môn học đều được tinh giản đi theo học chế tín chỉ, việc chỉ nghe giảng và thực hành ở trên lớp chắc chắn sẽ bị giới hạn bởi thời lượng lên lớp, vậy nên giảng viên lồng ghép các kiến thức tự học, tự nghiên cứu trong bài giảng trực tuyến khi thiết kế nội dung môn học sẽ giải quyết được các vấn đề này. SV sẽ chuẩn bị bài kỹ hơn trước khi đến lớp bằng cách tra cứu, nghiên cứu các vấn đề, khi đến lớp sẽ trao đổi trực tiếp theo hình thức thảo luận nhóm hoặc đối thoại với giảng viên. Điều đó cho thấy, việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược cho ngành NNTQ là hoàn toàn khả thi nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của người học. Vì ở giai đoạn chuyên ngành, SV phải áp dụng các kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ kết hợp với kiến thức chuyên ngành để nâng cao các kỹ năng dịch thuật như: đối dịch, dịch xen kẽ, dịch đuổi và dịch ca-bin, ... mà việc chuẩn bị bài học sẽ khá quan trọng để từng bước hình thành kỹ năng dịch thuật dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Do đặc thù đào tạo chuyên ngành biên phiên dịch, SV được giới thiệu và yêu cầu tìm hiểu về kiến thức các lĩnh vực như du lịch, thương mại, báo chí truyền thông, … trong phạm vi ngữ dụng khá rộng để không những có thể hiểu được ngữ cảnh của nội dung bài dịch, mà còn phải dịch chính xác các thuật ngữ chuyên ngành và ở mức độ dịch thuần thục. Để tìm hiểu mức độ hài lòng của sinh viên sau khi kết thúc một số môn học chuyên ngành biên phiên dịch, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến trong phạm vi lớp học đối với 56 sinh viên khóa 2018 và 61 sinh viên khóa 2019, khi được hỏi về mức độ khó khăn trong việc tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành và tần suất sử dụng LMS, chúng tôi có được các số liệu như sau
Trong môn Dịch du lịch, ở phần thuyết minh tuyến điểm tham quan di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, nếu SV không am hiểu về nội dung cơ bản của nghiệp vụ du lịch, sẽ không vận dụng được các kỹ năng cơ bản trong quá trình thuyết minh để thu hút hơn du khách; hoặc như đề cập đến các thuật ngữ “inbound”, “outbound”, “du lịch văn hóa”, “du lịch nghỉ dưỡng”, “du lịch sinh thái”, … nếu SV không hiểu được nội hàm của các thuật ngữ này thì sẽ chuyển dịch không chính xác trong văn bản đích, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tác nghiệp trong thực tiễn sau này. Hoặc như trong môn Dịch thương mại, đây là môn học mà SV các khóa đều cho rằng rất khó do đặc thù của lĩnh vực này, môn học có liên quan đến các kiến thức về kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa kể đến công việc quản lý thường nhật của một doanh nghiệp, sinh viên cũng cần phải tìm hiểu trước để khi dịch mới hiểu được ngữ cảnh và dịch đúng được nội dung, các thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế - thương mại như “thương vụ M&A”, “gia công OEM”, “incoterm”, … hay cụ thể hơn nữa là “dư nợ gốc”, “lãi ròng”, “lãi gộp”, … nếu như người học không được giới thiệu và giải thích một cách bài bản kiến thức các thuật ngữ nêu trên, hẳn sẽ cho ra văn bản dịch thuật kém chất lượng. Ngoài ra các môn thiên về kiến thức như Lược sử văn học Trung Quốc và Đất nước học, … người học cũng cần đọc thêm các tài liệu có liên quan ngoài giờ lên lớp, để SV có thể chủ động tìm hiểu trước các nội dung cơ bản như thông tin về địa lý, địa chí, dân số và đặc trưng vùng miền, … để khi tiến hành các hoạt động tại lớp học, cả GV và SV đều có thời gian để triển khai các hoạt động hiệu quả và thiết thực hơn, người học cũng vì chủ động tích cực hơn mà cảm thấy có hứng thú đối với những môn học được cho là khô khan và khó tiếp thu. Để có thể nâng cao chất lượng dạy và học các môn chuyên ngành trong CTĐT ngành NNTQ, ngay từ năm nhất, GV đã phải tư vấn và hướng dẫn cho SV phương thức học tập kết hợp ở tất cả các môn học để SV hình thành ý thức chủ động học tập từ ban đầu. Qua đó, bộ môn và GV phải tiến hành rà soát lại các chuẩn đầu ra của môn học, từ đó lên kế hoạch thiết kế nội dung môn học theo phương thức học tập kết hợp, lựa chọn các bài giảng, kiến thức mà người học có thể tự học online (khái niệm, định nghĩa có gắn kết với tình huống thực tế); Viết kịch bản và ghi hình hoặc tìm kiếm các nguồn tài nguyên có liên quan trên Internet nhưng phải xác thực với nội dung môn học và quan trọng nhất là cần phải tổ chức lại hoạt động lớp học theo hướng lấy người học làm trung tâm (thảo luận nhóm, thuyết trình, GV góp ý) hoặc dạy học theo dự án. Theo Jinming thành quả nghiên cứu của ngôn ngữ học tiếng Trung có thể được tiếp nhận và tận dụng bởi dạy học đa phương tiện, nhưng việc ứng dụng kỹ thuật đa phương tiện cũng cần phải tuân thủ quy luật giảng dạy ngôn ngữ học. Có như vậy, việc vận dụng công nghệ vào dạy học mới mang lại hiệu quả và công tác đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra trong CTĐT mới phát huy được hiệu quả và đi vào thực chất.
Có thể thấy được rằng xu hướng thay đổi trong giáo dục, đặc biệt là trong giáo dục đại học là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là trong một thế giới với thông tin đang tăng theo cấp số nhân từng phút từng giờ như ngày nay, việc tận dụng phương thức học tập kết hợp chắc chắn sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong dạy học, như giúp người học chủ động tiếp cận nguồn thông tin, biết cách sàng lọc các thông tin bổ ích để biến thành kiến thức và kỹ năng học tập, quan trọng hơn nữa là phát huy tính chủ động và thói quen tự học của người học. Để làm được việc này, phải bắt đầu thay đổi từ tư duy và nhận thức của người thầy và trò trong hoạt động dạy - học, và trong bối cảnh đó, việc vận dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại trong đó có phương thức học tập kết hợp được lựa chọn như là một giải pháp để đổi mới hoạt động này.
Tap chí khoa học Xã hội số 17. 2