SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tổng quan vấn đề nghiên cứu mạng xã hội Tiktok từ góc nhìn kinh doanh, quản lý và người dùng

[25/07/2024 10:04]

Nhóm tác giả Phạm Duy Phúc, Nguyễn Tấn Khang (tác giả chính), Nguyễn Bích Thảo, Huỳnh Minh Tuấn và Nguyễn Huỳnh Minh Phúc đã vận dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm khảo cứu, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến định hướng nghiên cứu ảnh hưởng của việc tiếp nhận thông tin từ TikTok đến người dùng trẻ ở Việt Nam.

Thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nền tảng mạng xã hội TikTok trải dài trên các góc nhìn kinh doanh, quản lý và tương tác người dùng, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:

Thứ nhất, TikTok là một nền tảng mạng xã hội ra đời khoảng 5 năm gần đây vì vậy các nghiên cứu xoay quanh TikTok còn chưa phong phú so với các nghiên cứu về các nền tảng mạng xã hội khác.

Thứ hai, dù ra đời muộn hơn so với các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram, Twitter... nhưng TikTok lại đạt được lượng người dùng lớn sau khoảng thời gian ngắn cho thấy được sức hấp dẫn của nền tảng mạng xã hội này với công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ. Từ đó, phần lớn các nghiên cứu ở góc nhìn từ người dùng cũng tập trung vào độ tuổi thanh thiếu niên và thanh niên.

Thứ ba, TikTok đang đối mặt với các vấn đề pháp lý và mối lo ngại về an ninh, các ảnh hưởng tiêu cực đối với người dùng ở phần lớn các nước châu Âu, Bắc Mỹ và gần đây Chính phủ Việt Nam cũng tỏ ra quan ngại vì những vi phạm của TikTok ở thị trường trong nước. Do vậy, việc nghiên cứu về nền tảng mạng xã hội này trong thời gian tới là thật sự cần thiết để cung cấp thêm các bằng chứng khoa học làm nguồn tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, xây dựng hành lang pháp lý liên quan đến việc quản lý các nền tảng mạng xã hội không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác.

Thứ tư, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các ảnh hưởng, tác động hai mặt tích cực và tiêu cực khi sử dụng TikTok. Các mặt tích cực có vẻ “lép vế” so với các ảnh hưởng tiêu cực mà người dùng gặp phải. Từ đó, thấy được sự cần thiết của việc nghiên cứu các ảnh hưởng và tác động của mạng xã hội đối với người dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Thứ năm, các nghiên cứu về TikTok ở Việt Nam còn hạn chế cả về số lượng lẫn mức độ phong phú. Hầu như chưa có một nghiên cứu bao quát, tầm cỡ vùng địa lý, quốc gia liên quan đến TikTok và người dùng trẻ. Mặc dù khoảng trống nghiên cứu này là không nhỏ nhưng một thách thức lớn cũng chờ đón 119 người người cứu là tốc độ thay đổi của TikTok quá nhanh dẫn đến việc kết quả nghiên cứu không bắt kịp với thực tiễn đời sống.

Thứ sáu, từ góc độ quản lý nền tảng mạng xã hội TikTok, các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra đây là một thách thức không nhỏ đối với chính phủ các nước trong việc xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho các nền tảng mạng xã hội nói chung và TikTok nói riêng trong việc xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho các nền tảng mạng xã hội nói chung và TikTok nói riêng.

Thông qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước từ góc nhìn kinh doanh và quản lý, nhóm tác giả hiểu về những đặc tính, cách thức vận hành và những yếu tố nổi trội của TikTok. Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu về mạng xã hội TikTok ở chỗ chưa có đề tài nào đánh giá về việc tiếp nhận thông tin trên TikTok của sinh viên đại học - nhóm công chúng tiền năng và sử dụng mạng xã hội này phổ biến, cũng như chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình tiếp nhận và thái độ của nhóm công chúng này trước việc tiếp nhận thông tin lan truyền và phổ biến từ phương tiện truyền thông xã hội này. Đây là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiếp sau mà không trùng lặp lại các công trình đã xuất bản trước đó.

Tạp chí Khoa học trường Đại học Đồng Tháp, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (2023)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài