SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch thủ công so với nhuộm tự động thụ thể estrogen trong ung thư vú

[29/07/2024 14:12]

Nghiên cứu do các tác giả Đỗ Văn A thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư, Nguyễn Văn Chủ thuộc Bệnh viện K1 và Ngô Văn Lăng, Lê Văn Thu, Dương Hồng Quân thuộc Trường Đại học Y tế công cộng thực hiện nhằm xác định tỷ lệ và mức độ bộc lộ ER ở UTV bằng phương pháp nhuộm IHC thủ công so với nhuộm máy tự động và nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tiêu bản nhuộm IHC với ER bằng phương pháp thủ công so với nhuộm máy tự động tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát hiện sớm ung thư năm 2022.

Ung thư vú là quá trình tăng sinh không kiểm soát của tế bào tuyến vú. Ảnh minh họa.

Ung thư vú (UTV) là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán ở nữ giới trên thế giới và tại Việt Nam, nó là nguyên nhân chính gây tử vong ở phụ nữ. UTV có thể sàng lọc, phát hiện sớm và tiên lượng điều trị tốt nếu được chẩn đoán sớm. Cho đến nay, các yếu tố tiên lượng bao gồm 1) Yếu tố kinh điển (kích thước, typ mô học, độ mô học, tình trạng hạch,...);  2) Yếu  tố  hormone  (thụ  thể estrogen (ER), thể progesterone (PR)); 3) Yếu tố phát triển biểu mô HER-2/Neu (HER-2); và 4) Yếu tố mức độ nhân chia Ki67, p53. Đặc biệt, biểu hiện ER là dấu hiệu chính của các phản ứng tiềm năng với liệu pháp nội tiết và khoảng 70% trường hợp UTV ở người phụ thuộc và có dương tính với ER (2) and approximately 70% of human breast cancers (BCs.

Vì vậy, xét nghiệm ER có vai trò quan trọng, đem lại cho người bệnh UTV cơ hội lớn trong điều trị nội tiết. Cho đến nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để xác định tình trạng ER ở người bệnh UTV như xét nghiệm hóa sinh, xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết men, hóa mô miễn dịch (IHC). Trong đó, IHC đã được khẳng định như là phương pháp tiêu chuẩn vàng để xét nghiệm tình trạng ER ở người bệnh UTV. Tại Việt Nam, kỹ thuật IHC đã được ứng dụng trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh UTV từ năm 1995. Đầu năm 2013, một số khoa/phòng GPB đã được đầu tư triển khai thiết bị nhuộm IHC tự động như Bệnh viện K, Việt Đức, Bạch Mai,... Mặc dù vậy, hiện nay còn nhiều cơ sở y tế vẫn đang triển khai nhuộm IHC thủ công trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh mà chưa thể thay thế bằng thiết bị nhuộm IHC tự động do chi phí đầu tư ban đầu cao. Đặc biệt, theo Đoàn Thị Ngọc Thúy (2020) đã chỉ ra rằng có sự không đồng nhất về mức độ biểu hiện HER-2 ở hai phương pháp. Trên thực tế, khi thực hiện kỹ thuật nhuộm IHC trong xác định tình trạng ER ở người bệnh UTV đã ghi nhận trường hợp có sự không tương đồng về kết quả xác định mức độ biểu hiện ER khi được nhuộm IHC bằng phương pháp thủ công và tự động bằng máy.

Nghiên cứu thực nghiệm trên 33 trường hợp ung thư biểu mô tuyến vú của người bệnh UTV nguyên phát và có kết quả xét nghiệm nhuộm IHC với dấu ấn ER+ tại bệnh viện K, cơ sở I năm 2022. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 22.0.

Kết quả cho thấy: Nhuộm IHC bằng máy tự động với dấu ấn ER có tỷ lệ dương tính là 100% trong đó dương tính 2(+) chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,5%, tiếp đến là dương tính 3(+) và dương tính 1(+) lần lượt là 39,4% và là 9,1%. Trong khi đó, nhuộm IHC thủ công có tỷ lệ dương tính là 97% trong đó dương tính 2(+) cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 54,5%, tiếp đến là dương tính 3(+), dương tính 1(+) và âm tính lần lượt là 36,4, 6,1 và 3%. Do vậy, mức độ biểu hiện của dấu ấn ER bằng nhuộm IHC thủ công yếu hơn so với nhuộm máy tự động với mức tương quan khá về độ tương hợp giữa hai phương pháp (Cramer’s V= 0,967, p< 0,001).

Tỷ lệ ER dương tính ở nhuộm IHC bằng thủ công thấp hơn so với nhuộm máy (97% so với 100%) và mức độ biểu hiện của ER bằng thủ công yếu hơn so với nhuộm máy tự động, đặc biệt mức độ biểu hiện ER nhóm âm tính (0) và dương tính (1+) có sự khác biệt lớn. Hơn thế nữa, lỗi bong, gấp ở nhuộm IHC bằng thủ công cao hơn nhiều so với máy tự động và tỷ lệ tiêu bản đạt chất lượng tốt khi nhuộm với ER bằng thủ công thấp hơn so với máy tự động.

Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài