SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của nanocurcumin đến khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt và sinh lý máu gà Ross 308

[07/01/2025 15:22]

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sungnanocurcumin trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt của gà Ross 308.

Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích sinh trướng và ngăn ngừa bệnh tạt đã bị cấm ớ hâu hết các nước phát triển (Castanon, 2007). Các giải pháp thay thế việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi đã được đưa ra như bổ sung axit hữu cơ, probiotic, thảo dược... trong đó giải pháp bổ’ sung thảo dược được đánh giá là tốt hơn và an toàn hơn. Đã có những nghiên cứu trên gia cầm liên quan đến việc bổ’ sung các hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của các giống gà thịt. Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ’ sung một số loại thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng tiêu hóa, trao đổi chất và chất lượng thịt của gà Ri lai (Đặng Hoàng Lâm & cs., 2019), bổ sung bột quế vào thức ăn có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà thịt Cobb 500 (Nguyễn Thị Kim Khang & cs., 2015).

Curcumin (Diferuloylmethane) là một polyphenol tự nhiên, thành phần hoạt tính chính của củ nghệ (Curcuma longa) và là một chất phụ gia quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm và có thể sử dụng như một chất chống oxy hóa để ngăn ngừa hư hỏng thực phẩm (Sharifi-Rad & cs., 2020). Khi bổ sung bột nghệ vào khẩu phần của gà thịt ở mức 0,5 và 1,0% cho thấy gà có khối lượng lớn hơn so với lô đối chứng (Al-Sultan, 2003). Bổ sung curcumin trong chế độ ăn uống (450 và 900 mg/con cừu hàng ngày) có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa lipid, khả năng chống oxy hóa và đáp ứng miễn dịch cũng như sự phát triển tinh hoàn ở cừu (Jiang & cs., 2019). Bổ sung curcumin đã giảm stress, tăng cường sự hoạt động của các enzyme oxy hóa cải thiện khả năng sinh trưởng trong điều kiện stress (Pimson & cs., 2018). Đặc biệt đối với gà thịt, chế độ ăn bổ sung thêm curcumin như một giải pháp thay thế kháng sinh đang rất được quan tâm. Curcumin sẽ phát huy được tác dụng kháng khuẩn cũng như tác dụng chống oxy hóa. Rahmani & cs. (2017) cho biết gà được cho ăn khẩu phần chứa 200mg curcumin/nanocurcumin/kg thức ăn có mức tăng trọng cao hơn so với gà được cho ăn khẩu phần đối chứng.

Mặc dù có nhiều đặc tính dược lý khác nhau, nhưng ứng dụng của curcumin vẫn còn hạn chế do khả năng hấp thu thấp, ngay cả trong điều kiện sinh lý bình thường. Curcumin có khả năng hòa tan trong nước kém, khả năng hấp thu qua niêm mạc còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, curcumin dễ bị phân hủy ở pH kiềm và trung tính và khi có ánh sáng. Điều này cho thấy sự cần thiết phải thiết kế các khả năng vận chuyển khác để có thể khắc phục những vấn đề này. Việc sử dụng các chất mang nanopolyme nhằm nâng cao khả năng hấp thu các đặc tính sinh học của thuốc đã được đề cập đến. Curcumin dưới dạng nano có thể cải thiện các đặc điểm hạn chế đã đề cập ở trên.

Nghiên cứu được tiến hành trên gà hướng thịt Ross 308 nuôi chung trống mái từ 1 ngày tuổi đến 35 ngày tuổi tại Trại Thực nghiệm Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ tháng 11/2022 đến tháng 01/2023. Nanocurcumin được cung cấp bởi Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải - OIC New. Tổng số 120 con gà Ross 308 một ngày tuổi được chia ngẫu nhiên về hai công thức thí nghiệm: (1) Đối chứng sử dụng khẩu phần cơ sở và (2) Thí nghiệm sử sụng khẩu phần cơ sở và bổ sung 200mg nanocurcumin/kg thức ăn. Mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung nanocurcumin trong khẩu phần ăn không ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi sống, sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tích lũy, lượng thức ăn thu nhận, năng suất thân thịt và chất lượng thịt (P >0,05). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệm (1,32) thấp hơn so với lô đối chứng (1,36) (P <0,05). Tỉ lệ mỡ bụng, khối lượng của gan, tim và lách trong lô thí nghiệm và đối chứng cũng không có sự sai khác (P >0,05). Tỉ lệ mất nước, pH, màu sắc thịt và độ dai cũng không có sự sai khác (P >0,05) ngoại trừ chỉ tiêu màu vàng của thịt lườn trong lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng (P <0,05). Các chỉ tiêu về sinh lý máu cao hơn ở lô thí nghiệm (P <0,05), ngoại trừ tỉ lệ bạch cầu lympho.

Việc bổ sung nanocurcumin trong khẩu phần ăn của gà thịt không ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt, ngoại trừ màu vàng đối với thịt lườn nhưng đã giảm được tiêu tốn thức ăn/kg, tăng khối lượng so với đối chứng. Nanourcumin có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về sinh lý máu thông qua việc tăng số lượng hồng cầu, tế bào bạch cầu và tỉ lệ các loại bạch cầu ngoại trừ tỉ lệ bạch cầu lympho. Do vậy, cần có những nghiên cứu tiếp theo để xác định thêm sự ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh hóa máu, sức khỏe đường ruột cũng như khả năng phòng bệnh của nanocurcumin để có thể đánh giá chính xác hơn về hiệu quả của việc bổ sung nanocurcumin trong thức ăn cho gà.

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - số 9 năm 2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ