Đặc điểm carbon hữu cơ trong đất và tính ổn định theo trình tự thời gian của rừng trồng keo lai (Acacia hybrid) tại ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Nghiên cứu d các tác giả Lê Văn Cường - Trường Đại học Lâm nghiệp, Phân hiệu Đồng Nai; Nguyễn Văn Quý - Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Chi nhánh phía Nam; Nguyễn Thị Xuân Viên - Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Cẩm Mỹ thực hiện nhằm khám phá động thái tích lũy SOC và xác định các nhân tố chính điều chỉnh sự tích lũy SOC ở ba độ sâu tầng đất (0-10, 10-30 và 30-60 cm) của rừng trồng keo lai theo các tuổi lâm phần khác nhau (3, 5, 7 năm tuổi) tại rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Đất rừng được xác định là bể chứa cacbon (Carbon _ C) hữu cơ quan trọng trong các hệ sinh thái trên cạn, chiếm khoảng 39% tổng trữ lượng C hữu cơ trong đất (Carbon hữu cơ trong đất _ SOC) trên thế giới (Liu et al., 2011). Những thay đổi nhỏ trong bể chứa SOC của đất rừng có thể gây ra những biến động đáng kể về nồng độ carbonic (carbonic - CO2) trong khí quyển, từđó ảnh hưởng đến cân bằng C và biến đổi khí hậu toàn cầu (Yang et al., 2018; Chen et al., 2021). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, SOC là một trong những nhân tố quan trọng giúp duy trì cấu trúc đất, chức năng sinh thái, chu trình dinh dưỡng và sựổn định của các hệ sinh thái rừng (Yang et al., 2014; Luo et al., 2017). Do đó, việc định lượng chính xác về SOC trong đất rừng và điều tra các thông số chính điều chỉnh nó là rất quan trọng, giúp dự đoán nồng độ CO2 trong khí quyển ở tương lai và góp phần đánh giá chính xác cân bằng C trong các kịch bản biến đổi khí hậu.
Keo lai (Acacia hybrid) là một loài cây trồng rừng chủ lực ở vùng Đông Nam Bộ nước ta. Loài cây này có đặc điểm sinh trưởng nhanh, khả năng thích ứng cao, chất lượng gỗ tốt và cho năng suất ổn định. Vì vậy, cây keo lai đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia và nâng cao hiệu quả sinh thái cho các vùng kinh tế khác nhau. Theo kết quả công bố hiện trạng rừng toàn quốc, rừng trồng keo lai tính đến cuối năm 2022 có diện tích khoảng 1,5 triệu ha, chiếm khoảng 32,80% tổng diện tích rừng trồng cả nước (Chau et al., 2023). Bên cạnh cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp, rừng trồng keo lai còn giữ vai trò bảo vệ môi trường nhưgiảm tác động tiêu cực đến chu trình C thông qua việc hấp thụ và lưu trữ C (Cuong et al., 2024). Do đó, sự hiểu biết về động lực tích lũy C trong đất rừng keo lai, đặc biệt tại khu vực Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai - một đơn vị đang thực hiện nhiều mô hình trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ đường kính lớn với tổng diện tích 10.034,32 ha, trong đó loài cây keo lai chiếm ưu thế trên 50% tổng số diện tích rừng của đơn vị (Vu, 2019) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dự đoán chính xác trữ lượng C trong đất, xây dựng các biện pháp và chiến lược quản lý rừng bền vững cũng như hiểu được vai trò của chúng trong việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Trong nghiên cứu này, ba lâm phần ở tuổi 3, tuổi 5 và tuổi 7 của rừng trồng keo lai tại rừng phòng hộ Xuân Lộc (rừng phòng hộXuân Lộc _ RPH Xuân Lộc), tỉnh Đồng Nai đã được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu. Mục tiêu cụ thểcủa nghiên cứu này là (1) phân tích động thái tích lũy SOC và (2) xác định các nhân tố chính điều chỉnh sự tích lũy SOC của rừng trồng keo lai ở các độ tuổi khác nhau.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá động thái tích lũy SOC và xác định các nhân tố chính điều chỉnh sự tích lũy SOC ở ba độ sâu tầng đất (0-10, 10-30 và 30-60 cm) của rừng trồng keo lai theo các tuổi lâm phần khác nhau (3, 5, 7 năm tuổi) tại rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Qua thời gian thực hiện, Kết quả cho thấy: (1) Hàm lượng SOC tăng lên đáng kể theo tuổi lâm phần. Hơn nữa, hàm lượng SOC chủ yếu tập trung ở lớp đất mặt và giảm đáng kể theo độ sâu đất. (2) Trữ lượng SOC (TC) tăng từ 57,86 tấn/ha (lâm phần tuổi 3) lên 100,57 tấn/ha (lâm phần tuổi 7) trong quá trình phát triển của rừng. TC có sự kết tụ bề mặt rõ ràng, với hơn 60% tổng TC hiện diện ở độ sâu 0–30 cm. (3) Dữ liệu từ phân tích phân vùng biến động (Variation Partitioning Analysis) cho thấy hàm lượng đạm tổng số, sinh khối vật rơi rụng và pH của đất là những yếu tố chính chi phối sự thay đổi về hàm lượng SOC. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin cho các hoạt động quản lý rừng trồng keo lai cũng như trong việc tiến hành lập mô hình tích lũy C trong đất rừng tại khu vực.
Trường Đại học Lâm nghiệp, Phân hiệu Đồng Nai (nthang)