Lựa chọn giải pháp đấu nối và phân tích ảnh hưởng của các nhà máy điện gió ngoài khơi đến ổn định hệ thống điện
Hiện nay, Việt Nam chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào đi vào vận hành. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghệ, nhu cầu năng lượng tăng cao và tiềm năng gió ngoài khơi được đánh giá rất tốt, khả năng sẽ xuất hiện điện gió ngoài khơi từ năm 2025 và tăng trưởng nhanh chóng sau giai đoạn 2030.
Hiện nay, Việt Nam chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào đi vào vận hành. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghệ, nhu cầu năng lượng tăng cao và tiềm năng gió ngoài khơi được đánh giá rất tốt, khả năng sẽ xuất hiện điện gió ngoài khơi từ năm 2025 và tăng trưởng nhanh chóng sau giai đoạn 2030.

Nghiên cứu này đã lựa chọn các giải pháp đấu nối nhà máy điện gió ngoài khơi vào hệ thống điện Việt Nam, với hai giải pháp đấu nối hiện nay là truyền tải điện xoay chiều (HVAC) và truyền tải điện một chiều (HVDC). Nghiên cứu đã thực hiện tính toán phân tích ảnh hưởng của nhà máy điện gió ngoài khơi đến hệ thống điện dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu đảm bảo khi thực hiện đấu nối với hai giải pháp truyền tải trên. Ngoài các tính toán trào lưu công suất và phân tích ảnh hưởng đến hệ thống điện bằng hai giải pháp đấu nối, bài báo đã thực hiện phân tích kinh tế tổng mức đầu tư cho hai giải pháp đấu nối cho nhà máy Điện Gió Ngoài Khơi (ĐGNK) Trung Nam công suất 800MW đang đề xuất bổ sung Quy hoạch nhằm lựa chọn giải pháp đấu nối cho nhà máy điện gió ngoài khơi đảm bảo về mặt kỹ thuật và kinh tế cho dự án. Kết quả cho thấy, phương án đấu nối bằng HDVC đảm bảo được các yếu tố về kỹ thuật và kinh tế.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Lê Hồng Lâm, Lê Hoàng Việt, Lê Cao Quyền, Trần Tấn Vinh thuộc Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng và Công ty CP TVXD Điện 4, Khánh Hòa.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - ĐH Đà Nẵng, 01-2024 (ntbtra)