Trí tuệ nhân tạo (AI) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn.
Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT). Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp hiện đại. Do vậy theo các chuyên gia, nếu không hành động quyết liệt trong việc ứng dụng AI ngay từ bây giờ, doanh nghiệp không chỉ tụt hậu mà còn có nguy cơ bị đào thải khỏi thị trường…
65% lao động ứng dụng AI tạo sinh
Hiện nay, dù nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi áp dụng AI, nhưng thực tế là AI đang ngày càng trở nên phổ biến. Các chuyên gia cũng cho rằng, AI không chỉ đơn giản là công nghệ, mà còn là giải pháp cho nhiều vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược của mình và tìm cách áp dụng AI vào sản xuất, kinh doanh.
Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia, báo cáo của McKinsey năm 2024 chỉ ra 65% lao động toàn cầu đã ứng dụng AI tạo sinh (Generative AI) vào công việc, nhưng chỉ 15% doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận rõ rệt từ công nghệ này.
Các lĩnh vực ứng dụng AI phổ biến nhất bao gồm tiếp thị (54%), công nghệ (39%) và tài chính (16%). AI không chỉ là xu hướng mà đã trở thành yếu tố quyết định hiệu suất doanh nghiệp. Hiện có 6 ngành đã, đang ứng dụng AI mạnh mẽ nhất, gồm: Maketing; công nghệ; giáo dục; kế toán-tài chính; kỹ thuật; thương mại.

Ảnh minh họa
Xu hướng ứng dụng AI trong DN
Để thực hiện đổi mới đầu tiên DN cần chuẩn hóa nguồn nhân lực có hiểu biết về AI đặc biệt là nhân tài về AI. Từ đó xây đựng tổ chức theo nhiệm vụ và chức năng theo mô hình kim tự tháp nhằm đảm bảo đúng vị trí và có tính mở rộng ở từng vị trí để có thể đem lại giá trị. Thực hiên công việc kiểm trả hàng ngày về chất lượng nguồn đảm nhiệm của từng vị trí hàng ngày. Tính đa dạng trong năng lực đáp ứng công việc cùng khả năng xử lý công việc trong thời gian cho phép và thái độ làm việc của các vị trí sẽ quyết định tỷ lệ luân chuyển cán bộ trong tổ chức DN.
Xu hướng ứng dụng AI đã và đang làm thay đổi cơ bản sự phát triển của doanh nghiệp. Những xu hướng này bao gồm: xu hướng đơn giản hóa phần cứng, xu hướng chuyển sang đám mây và xu hướng gia tăng dữ liệu đang thúc đẩy DN chuyển đổi số. Thêm vào đó là sự gia tăng sử dụng phần mềm như một dịch vụ (SaaS). Trên thực tế, chi phí SaaS cho mỗi nhân viên cao hơn chi phí của một PC phần cứng có cấu hình bình thường. Nhưng có một xu hướng khác đó là xu hướng trỗi dậy của ứng dụng AI ngày càng trở nên phổ biến gia tăng các yếu tố khác biệt và gia tăng sự cạnh tranh.
Ở mô hình nền tảng số truyền thống các khả năng phát triển phần mềm và vận hành ứng dụng được phân phối theo một cấu trúc có sẵn. Trong đó nền tảng ưu tiên các chức năng trong phần mềm và sự tuân thủ và có sự định hướng theo kiến trúc và theo chủ trương của lãnh đạo. Còn ở mô hình nền tảng số khi đổi mới có ứng dụng AI thì kỷ luật tạo ra sự tự phục vụ, thân thiện với người dùng trên các hệ thống, quy trình có độ phức tạp cao và cho phép phát triển phần mềm và vận hành ứng dụng. Trong đó, ưu tiên kinh nghiệm phát triển, năng suất và khả năng dự đoán và được quản lý bởi nhóm sản phẩm đáp ứng nhu cầu và cách sử dụng của người dùng làm thế nào để DN hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Đưa AI vào từng quy trình vận hành
Để tận dụng tối đa lợi ích của AI, chuyên gia công nghệ Nguyễn Việt Long phân tích, doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi, đầu tư vào nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ và tích hợp AI vào từng quy trình vận hành.
Xu hướng này không chỉ giới hạn ở lĩnh vực công nghệ hay tài chính mà còn lan rộng sang tiếp thị, chăm sóc khách hàng, sản xuất nội dung và quản lý chuỗi cung ứng.
Việc ứng dụng AI một cách có chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động
Tầm quan trọng của giao diện người dùng trong việc xây dựng nền tảng ứng dụng AI
Các DN xây dựng ứng dụng trên các mô hình nền tảng (thường được gọi là trình bảo vệ GPT) phải đối mặt với câu hỏi hóc búa là các đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng sao chép chức năng của ứng dụng của họ bằng cách xây dựng trên các mô hình nền tảng tương tự hoặc vượt trội hơn. Trong trường hợp không có sự khác biệt dựa trên mô hình hoặc dữ liệu, các DN sẽ cần phải tự phân biệt mình ở cuối quy trình, giao diện nơi trí tuệ máy móc kết nối người dùng. Lợi thế ở đây nằm ở các ứng dụng có lượng khách hàng ổn định.
Lấy ví dụ về GitHub Copilot, một công cụ lập trình viết mã được hỗ trợ bởi AI. Nó chạy trên trình tạo mã Codex của OpenAI (và gần đây là GPT-4o) và được phân phối thông qua GitHub, một nền tảng phát triển phần mềm thuộc sở hữu của Microsoft.
100 triệu nhà phát triển lập trình sử dụng GitHub mang lại cho nó lợi thế phân phối lớn so với các DN khởi nghiệp đang phát triển các sản phẩm tạo mã tương tự. Phân tích từ cơ sở người dùng lớn như vậy cũng mang lại cho GitHub một lợi thế khác biệt trong việc cải thiện mô hình và tích hợp nó vào nền tảng phát triển phần mềm của họ. (Tuy nhiên, nhiều DN sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc cân bằng giữa việc nâng cao mô hình AI với những lo ngại về quyền riêng tư của người dùng).
Xây dựng nền tảng ứng dụng AI cho DN cần xem những nhiệm vụ phức tạp theo từng miền cụ thể nào có thể được giải quyết tốt hơn bằng cách sử dụng dữ liệu độc quyền. Lợi thế độc quyền sẽ cho phép doanh nghiệp mang lại giá trị riêng cho khách hàng của mình.
Tạp chí Thông tin và Truyền thồng, 12/2024