Hoạt động nhân sinh và cơ chế thủy lợi ảnh hưởng đến nguồn nước ở Đồng Tháp
Các nhà nghiên cứu Đại học Đồng Tháp hợp tác với Sở TN&MT Đồng Tháp đã đánh giá chất lượng nguồn nước và nguyên nhân dẫn đến việc ảnh hưởng chất lượng của nó.
.jpg)
Họ đã dùng các kỹ thuật thống kê đa biến để đánh giá chất lượng nước mặt ở Đồng Tháp trong vòng 10 năm, từ 2013 đến 2023, dựa trên dữ liệu giám sát. Họ phát hiện ra là chỉ một số mẫu nước thu thập được có các giá trị pH thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, còn 95,5% mẫu vượt quá tiêu chuẩn về Escherichia coli (E. coli) trong nước mặt.
Trong nhiều năm, 100% số mẫu có chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), lượng Amoni (NH4+), và E. coli đều vượt quá giới hạn cho phép.
Phương pháp phân tích thành phần chính PCA đã giúp họ nhận diện được lần lượt bốn, năm và bảy nguồn gây ô nhiễm chính trong giai đoạn 2013–2015, 2016–2020, và 2021–2023.
Với kim loại nặng, số lượng mẫu chứa chì,đồng, phốt pho vượt quá giới hạn cho phép, lần lượt 15,5%, 21,4%, và 2,8% mẫu năm 2021, nhưng trong giai đoạn 2022 và 2023 đã giảm hẳn.
Đánh giá chất lượng nước trung bình cho thấy 79,31% và 76,9% mẫu của giai đoạn 2016–2020 và 2021–2023 đều trên trung bình, còn lại đều có chất lượng kém. Tuy nhiên, chất lượng nước đã được cải thiện 70% ở các điểm giám sát trong năm 2023. Kết quả cho thấy hoạt động nhân sinh và cơ chế thủy văn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
Những phát hiện, được công bố trên tạp chí Environmental Monitoring and Assessment, cung cấp nhiều gợi ý quan trọng cho việc thiết kế chính sách quản lý nguồn nước.
Tin đăng KH&PT số 1336 (số 12/2025)
Thanh Hương
https://khoahocphattrien.vn (nthang)