SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đô thị để góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường

[21/04/2025 13:10]

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế chuyển đổi số (CĐS) đang diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng các công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là giải pháp khả thi để giúp nông nghiệp đô thị (NNĐT) Việt Nam tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (PTBV).

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (Big Data, điện toán đám mây (cloud computing), IoT…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh. CĐS mang lại cho ngành nông nghiệp nhiều lợi ích như giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do BĐKH; giúp nông dân kết nối trực tiếp với người tiêu dùng; nâng cao năng suất lao động; tăng cường chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Hơn nữa, CĐS giúp giám sát chặt chẽ đầu vào của vật tư nông nghiệp, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, làm cho người tiêu dùng tin tưởng hơn vào chất lượng nông sản và sẵn sàng trả giá cao cho những nông sản tươi sạch này. Người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng trả thêm 20 - 30% giá so với giá thị trường cho các sản phẩm rau, củ, quả sạch, an toàn được sản xuất tại khu vực đô thị. Điều này phản ánh nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đô thị về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bài báo tập trung nghiên cứu vai trò của CĐS và ứng dụng AI để phát triển bền vững (PTBV) nông nghiệp tại các vùng đô thị ở Việt Nam trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kết hợp giữa phân tích dữ liệu thống kê và nghiên cứu tổng quan để đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển của NNĐT ở khu vực đô thị Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy, những khó khăn, thách thức mà NNĐT đang phải đối mặt là thiếu đất canh tác, vốn đầu tư lớn, giá thành sản phẩm cao so với sản xuất truyền thống, ô nhiễm môi trường làm giảm năng suất, hiệu quả sản xuất, chất lượng nông sản… Trong khi đó, nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sạch cho cư dân đô thị ngày càng tăng; nhiều cư dân sẵn sàng trả giá cao cho những nông sản tươi sạch, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Vì vậy, CĐS và ứng dụng các công nghệ số mới như IoT, AI, Big Data trong hoạt động sản xuất NNĐT sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, BVMT.

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng tại các đô thị lớn ở Việt Nam đang đặt ra nhu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh phát triển NNĐT để đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp đủ nguồn thực phẩm tươi sạch cho cư dân. Tuy nhiên, điều kiện sản xuất khắc nghiệt và công nghệ lạc hậu khiến NNĐT gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc hướng đến mục tiêu PTBV. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và xu thế CĐS đang diễn ra mạnh mẽ, ứng dụng các công nghệ mới như IoT, AI, Big Data hay blockchain sẽ là giải pháp hiệu quả giúp nâng cao năng suất, chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm từ NNĐT. Nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về mô hình nhà kính thông minh, hệ thống tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh tự động, hệ thống truy xuất nguồn gốc... dựa trên ứng dụng AI, đồng thời, lộ trình thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2030 cũng được đề ra. Do hạn chế về mặt dữ liệu và bảo mật thông tin, nghiên cứu chưa thể đưa ra các phân tích sâu về thực trạng ứng dụng CĐS và AI trong NNĐT tại Việt Nam, mà chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu tổng quan. Hy vọng với nỗ lực ứng dụng CĐS và những công nghệ tiên tiến nhất, lĩnh vực NNĐT tại Việt Nam sẽ có bước phát triển đột phá, trở thành đầu tàu dẫn dắt CĐS cho ngành nông nghiệp cả nước, đáp ứng nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm tươi sạch cho cư dân đô thị, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa bền vững và BVMT

Tạp chí môi trường chuyên đề tiếng Việt số 1 (2024)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ