Sự ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đến giới trẻ
Dù muốn hay không, mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người trẻ. Họ giao lưu, thử nghiệm danh tính của mình, thể hiện tiếng nói của mình và tìm hiểu về thế giới thông qua các ứng dụng chia sẻ ảnh và video, nhắn tin nhanh và trò chuyện trong trò chơi. Chỉ với một chiếc điện thoại cầm tay, thanh thiếu niên giờ đây có thể tiếp cận với những người bạn thân của mình, cũng như rất nhiều bạn bè đồng trang lứa khác, từ bất kỳ đâu vào bất kỳ lúc nào, gần như liên tục, mọi lúc mọi nơi.

Điều này có nghĩa là thanh thiếu niên có thể tiếp cận thông tin từ bạn bè đồng trang lứa dễ dàng hơn và theo thời gian thực. Điều đó cũng có nghĩa là khi thanh thiếu niên cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội ở trường hoặc trong cộng đồng của họ có thể tìm thấy những người bạn đồng lứa bên ngoài khu vực địa lý của họ theo cách mà trước đây không thể làm được. Các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo đều có chung một nhận định. Đó là việc các em ở lứa tuổi thanh thiếu niên chú trọng đến thông tin xã hội, đặc biệt là liên quan đến bạn bè đồng trang lứa. Lý giải vấn đề này, có thể thấy, một phần, các em muốn có thể kết nối, muốn theo kịp với với bạn bè, gia nhập mạng xã hội là một công cụ, cách thức để thực hiện điều đó. Có thể thấy, bản chất phổ biến của mạng xã hội đồng nghĩa với việc giới trẻ ngày nay không bao giờ nằm ngoài tầm ngắm của bạn bè đồng trang lứa. Không còn bất kỳ thời gian nghỉ ngơi nào trước những áp lực xã hội hoặc những tương tác tiêu cực xảy ra trong ngày. Trên thực tế, những vấn đề tiêu cực về bạn bè như vậy có thể được khuếch đại trên mạng xã hội mà không có sự hiện diện, can thiệp của người lớn. Điều này, rất dễ dẫn đến hiện tượng so sánh, hụt hẫng hoặc những bức bối, có khi là câu chuyện trầm cảm và những tác động xấu đến sức khỏe tinh thần. Sự thôi thúc so sánh xã hội và nhu cầu phần thưởng xã hội rất mạnh ở độ tuổi này. Phương tiện truyền thông xã hội cung cấp bối cảnh mà người ta có thể so sánh bản thân với người khác 24/7. Bạn cùng lớp post ảnh kỳ nghỉ hè gần 100 lượt thích. Rồi bạn cùng nhóm vừa khoe áo khoác đẹp thu hút hơn 200 lượt tương tác, hàng chục bình luận bên dưới, toàn những lời khen. Sao ảnh của mình chỉ thưa thớt vài lượt “like”? Cảm giác không được đo lường, không được củng cố tích cực, hoặc thậm chí bị bắt nạt hoặc quấy rối trong những trường hợp xấu nhất, đều có thể gây khó khăn về mặt tâm lý. Cho rằng hầu hết chúng ta thể hiện một phiên bản lý tưởng hóa của chính mình trên mạng xã hội, thanh thiếu niên cũng đang so sánh thực tế của chính họ với những hình ảnh chỉ thể hiện một phần sự thật hoặc trong một số trường hợp là hư cấu thực tế. Điều đó khiến thanh niên có những đánh giá tiêu cực về bản thân, có thể dẫn đến lòng tự trọng thấp, lo âu xã hội và trầm cảm. Đã có rất nhiều lo ngại về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên sau thời kì đại dịch. Trong thời kỳ đại dịch, thanh thiếu niên không thể kết nối trực tiếp với bạn bè của mình. Cũng có nghĩa là phương tiện truyền thông xã hội đã đảm nhận một vai trò lớn hơn nhiều. Trong trường hợp đó, các phương tiện, nền tảng xã hội thực sự đáp ứng nhu cầu kết nối, chia sẻ và hỗ trợ nhau phát triển. Tuy nhiên, đồng thời, như đã lưu ý ở trên, điều đó không phải là không có nhược điểm. Khi đại dịch qua đi, cuộc sống dần phục hồi, khắp nơi, quay trở lại hình thức giáo dục và giao tiếp xã hội trực tiếp. Nhưng người trẻ, thanh thiếu niên vẫn tham gia vào mạng xã hội, giống như trước khi xảy ra đại dịch. Nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gia tăng các triệu chứng sức khỏe tâm thần do thanh thiếu niên. Cụ thể, các phương tiện truyền thông xã hội phổ biến nhất trong giới trẻ là: Facebook, YouTube, Instagram và Snapchat. Các trang web hẹn hò không phổ biến trong thanh thiếu niên. Giới trẻ dành quá nhiều thời gian trong ngày để sử dụng mạng xã hội. Rất ít thanh niên sử dụng mạng xã hội cho mục đích nghiên cứu. Phương tiện truyền thông xã hội có tác động tiêu cực đến giáo dục ở trường và thời gian ngủ của thanh thiếu niên. Một bộ phận lớn thanh niên không nhận thức được những mối nguy hiểm mà họ phải đối mặt trực tuyến, vậy nên, các chương trình giáo dục nên được giới thiệu để giải quyết vấn đề này.
Phương tiện truyền thông, mạng xã hội đang đóng một vai trò quá lớn trong cuộc sống của người trẻ. Nhưng nếu chúng ta hiểu cách thức và lý do việc sử dụng phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến giới trẻ, giới trẻ nào dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động truyền thông tích cực và tiêu cực, và làm thế nào môi trường xã hội của họ có thể tối đa hóa các tác động tích cực của truyền thông và chống lại những tác động tiêu cực, thì câu trả lời sẽ rất đáng để nỗ lực. Nỗ lực này trước hết vẫn thuộc về các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và tất nhiên vẫn là sự cần thiết có sự chung tay của toàn xã hội, các cơ quan chức năng có liên quan.