SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Nghị định 94 và kỳ vọng bứt phá của Tima

[08/05/2025 07:59]

Khi Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ chính thức ban hành, đặt ra khung pháp lý thử nghiệm cho hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) ban hành ngày 29/4/2025 không ít đơn vị trong ngành phải đối diện với bài toán xây dựng hệ thống công nghệ và nền tảng quản trị rủi ro như thế nào để đảm bảo tuân thủ và tăng trưởng bền vững. Thế nhưng, với Tima - nền tảng kết nối tài chính đã có 10 năm tiên phong dẫn dắt thị trường, đây là cơ hội để bứt phá, khẳng định vị thế sàn P2P Lending lớn tại Việt Nam.

Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn nhất Việt Nam.

Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.

Khi Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ chính thức ban hành, đặt ra khung pháp lý thử nghiệm cho hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) ban hành ngày 29/4/2025 không ít đơn vị trong ngành phải đối diện với bài toán xây dựng hệ thống công nghệ và nền tảng quản trị rủi ro như thế nào để đảm bảo tuân thủ và tăng trưởng bền vững. Thế nhưng, với Tima - nền tảng kết nối tài chính đã có 10 năm tiên phong dẫn dắt thị trường, đây là cơ hội để bứt phá, khẳng định vị thế sàn P2P Lending lớn tại Việt Nam.

10 năm kiến tạo và dẫn đầu thị trường

Ra đời năm 2015, trong bối cảnh thị trường tài chính thay thế tại Việt Nam còn non trẻ, Tima đã lựa chọn một con đường đầy thử thách: xây dựng nền tảng kết nối trực tiếp giữa bên vay và bên cho vay, càng khó khăn hơn khi bên vay là những khách hàng dưới chuẩn của ngân hàng không có nguồn thu nhập dễ chứng minh hoặc các hộ kinh doanh nhỏ với sổ sách ghi chép còn thủ công.

Sau 10 năm phát triển, Tima ghi dấu ấn với những con số ấn tượng: 17 triệu hồ sơ kết nối, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống.

Theo đại diện Tima, điểm làm nên khác biệt của đơn vị này không chỉ ở quy mô, mà còn nằm ở năng lực công nghệ vượt trội, liên tục được đầu tư, phát triển suốt một thập kỷ qua. Ngay từ năm 2017, Tima đã triển khai hệ thống chấm điểm tín dụng bằng dữ liệu lớn (big data) và AI nhằm nâng cao độ chính xác trong thẩm định và dự đoán rủi ro.

Không dừng lại ở đó, Tima còn tiên phong ứng dụng công nghệ định danh điện tử (eKYC) kết hợp nhận diện sinh trắc học, rút ngắn quy trình xác thực hồ sơ, giảm thiểu rủi ro gian lận.

Quy trình quản lý khoản vay cũng được tự động hóa hoàn toàn, từ kết nối và giao kết hợp đồng điện tử giữa các bên cho tới tới hỗ trợ khách hàng quản lý lịch thanh toán. Nhờ đó, cả hai bên có thể dễ dàng theo dõi trên nền tảng số một cách minh bạch.

Tima cũng xây dựng hệ thống giám sát giao dịch theo thời gian thực, cơ chế cảnh báo sớm, liên tục phân tích chất lượng danh mục để điều chỉnh kịp thời và hiệu quả nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả bên cho vay và bên vay.

Đại điện Tima cho rằng, những giải pháp đồng bộ này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng, từng bước xây dựng niềm tin vào những dịch vụ tài chính thay thế mới mà còn đảm bảo cho đơn vị này đi đúng lộ trình phát triển bền vững, vượt qua rất nhiều những thăng trầm, sóng gió của thị trường trong một thập kỷ vừa qua.

‎Kỳ vọng bứt phá sau Nghị định 94

Với khung pháp lý Nghị định 94/2005/NĐ-CP, hoạt động P2P Lending tại Việt Nam bước sang một giai đoạn mới – chính quy hơn, an toàn hơn nhưng cũng đòi hỏi rất cao về năng lực vận hành và quản trị rủi ro. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho toàn ngành đặc biệt với những đơn vị mới gia nhập thị trường.

Ông Trần Thế Vĩnh, CEO Tima khẳng định, Nghị định 94 là một cột mốc quan trọng để toàn ngành P2P Lending tại Việt Nam thử nghiệm các giải pháp tài chính thay thế có tính chất đổi mới sáng tạo, an toàn và minh bạch, đảm bảo vừa góp phần hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.

"Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện để cộng đồng Fintech chung tay xây dựng những mảnh ghép cần thiết ở lĩnh vực tín dụng hỗ trợ thúc đẩy kinh tế tư nhân như các nhóm giải pháp đã được chỉ ra trong Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị", ông Trần Thế Vĩnh cho biết thêm.

htquyen

Theo Tạp chí Thông tin và Truyền thông
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ