SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Nhu cầu nhân sự trong thời đại kỹ thuật số

[14/05/2025 08:23]

Cách mạng công nghệ 4.0 tạo ra sự thay đổi nhanh chóng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên sang nền kinh tế dựa trên tri thức. Nền kinh tế số phát triển đòi hỏi nguồn nhân lực số phù hợp xu hướng này thể hiện rõ ràng cả trên thế giới và trong nước

Việt Nam có nền tảng vững chắc để mở rộng vốn kỹ thuật số. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận và khả năng sử dụng công nghệ vẫn còn chênh lệch giữa các nhóm dân cư, đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức trong quá trình chuyển đổi số. Một trong những thách thức lớn nhất là sự chênh lệch về kỹ năng số giữa các nhóm lao động. Theo các báo cáo gần đây, kỹ năng số của lao động Việt Nam đứng ở vị trí khá khiêm tốn, ngay cả so sánh trong khu vực, trong khi nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi kỹ năng cao hơn. Điều này tạo ra nguy cơ bất bình đẳng số, đặc biệt giữa lao động ở thành phố và vùng nông thôn, nơi cơ hội tiếp cận giáo dục số còn hạn chế. Ngoài ra, tâm lý e ngại công nghệ cũng là một rào cản, khi nhiều lao động truyền thống chưa quen với việc sử dụng công cụ số trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Việt Nam đang trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia số vào năm 2030. Trong hành trình đó, nhân lực số đóng vai trò cốt lõi, quyết định sự thành công của chuyển đổi số. Đại dịch COVID–19 là cú hích tạo ra sự thay đổi căn bản về môi trường làm việc, thúc đẩy nhu cầu về lực lượng lao động có khả năng thích ứng và độ linh hoạt cao, giúp doanh nghiệp (DN) vẫn giữ vững và phát triển bất kể có biến động lớn ra sao. Từ thực tế nhu cầu đào tạo và tái đào tạo nhân lực số rất lớn trong xã hội. Lực lượng lao động được chú trọng tập trung đào tạo và tái đào tạo bao gồm: Lực lượng lao động đang làm việc trong cả hai khối tư nhân và hành chính công, những sinh viên trẻ – lực lượng lao động kế cận. Học sinh các cấp làm quen với tri thức và kỹ năng số đảm bảo nhân lực tương lai có khả năng thích nghi với tương lai từ công nghệ và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi cách quản lý, điều hành cũng như quá trình phát triển của DN. Nó có thể phá vỡ thị trường lao động bởi khi tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) dần thay thế con người khiến hàng triệu lao động thất nghiệp. Đó là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển nguồn nhân lực số, nhất là trong DN. Trong khi đó, nền kinh tế số vận hành dựa trên ứng dụng công nghệ số, tri thức và sự sáng tạo của con người là động lực chính. Do vậy, nguồn nhân lực số phải có đầy đủ năng lực về trí tuệ, tri thức và văn hóa để tổ chức, quản lý và vận hành nền kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực số là yếu tố quyết định sự thành công việc xây dựng nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, Chiến lược cũng nhấn mạnh đến việc phổ cập kỹ năng số trong giáo dục, đào tạo lại lao động và thúc đẩy các chương trình học tập suốt đời về công nghệ số. Ngoài ra, các chính sách như Đề án về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các chương trình hỗ trợ DN CĐS đã tạo điều kiện cho người lao động không chỉ tiếp cận công nghệ mà còn có cơ hội ứng dụng và khai thác hiệu quả trong công việc và kinh doanh. Với những định hướng rõ ràng này, nếu được thực hiện đồng bộ, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng vốn kỹ thuật số để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Lực lượng lao động thường tập trung vào một phương diện cụ thể là kỹ năng số, từ đó dẫn đến các bàn luận về nguồn nhân lực số và khả năng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số. Xu hướng ứng dụng công nghệ số ngày càng lan rộng trong các quy trình quản lý, hoạt động, sản xuất kinh doanh và điều hành của các doanh nghiệp. Đối với bộ phận quản trị nguồn nhân lực, cần có những bước tiếp cận và giải quyết công việc lấy nhân viên làm trọng tâm, tối ưu hóa kết quả kinh doanh và những cách thức làm việc mới.

Việc tiếp cận vốn kỹ thuật số không chỉ quyết định khả năng của một cá nhân trong việc tham gia thị trường lao động mà còn ảnh hưởng đến mức độ hòa nhập xã hội, cơ hội kinh tế và năng lực sáng tạo nội dung. Nếu chỉ tập trung vào đào tạo kỹ năng mà bỏ qua sự chênh lệch trong quyền truy cập công nghệ hay khả năng khai thác tài nguyên số, chúng ta có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội quan trọng để phát triển một hệ sinh thái số bền vững và toàn diện. Do đó, cần có một cách tiếp cận toàn diện hơn để xây dựng chiến lược phát triển vốn kỹ thuật số, giúp người lao động không chỉ thành thạo công nghệ mà còn tận dụng công nghệ như một lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế số.

https://tapchicongthuong.vn
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ