SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Xanh hoá hướng đi chung của cộng đồng

[14/05/2025 08:28]

Trong hành trình tái cấu trúc ngành dệt may theo hướng hiện đại và bền vững, việc triển khai đồng bộ quá trình “xanh hoá” và “số hoá” sản xuất có thể tạo ra bước đột phá về năng suất, minh bạch chuỗi cung ứng, và đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, đằng sau kỳ vọng trên là những thách thức ngày càng rõ nét khi các thị trường trọng điểm đang “luật hoá” các tiêu chuẩn về phát thải, truy xuất nguồn gốc, chứng chỉ môi trường - buộc doanh nghiệp phải “xanh hóa” để không bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Song song đó, các doanh nghiệp còn buộc phải cạnh tranh về năng suất, chi phí và khả năng linh hoạt khi các nhãn hàng ngày càng ưu tiên đặt đơn hàng quy mô nhỏ kèm thời gian giao hàng nhanh. Trong bối cảnh đó, “xanh - số” không còn là lựa chọn mang tính hình thức, mà là cặp bài trùng chiến lược cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để gia tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, và tạo giá trị mới. Hiện nay nhiều thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… yêu cầu sản phẩm dệt may phải có tuổi thọ lâu dài, có thể tái chế, tái sử dụng được sản phẩm để giảm tiêu thụ tài nguyên, giảm gây hiệu ứng nhà kính, giảm sử dụng nước và hoá chất độc hại. Áp lực “xanh hoá” sản xuất không chỉ đến từ các quy định pháp lý mà còn xuất phát từ xu hướng tiêu dùng toàn cầu, khi người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, minh bạch về nguồn gốc và sản xuất có trách nhiệm xã hội. Nếu xanh hóa là điều kiện để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam duy trì chỗ đứng trên thị trường quốc tế, thì số hóa chính là chìa khóa để nâng tầm năng lực cạnh tranh, tiến lên “nấc thang” cao hơn trong chuỗi giá trị. Trong một ngành công nghiệp có đặc trưng thâm dụng lao động, chuỗi cung ứng dài và phụ thuộc lớn vào đơn hàng gia công như dệt may, việc ứng dụng công nghệ số - từ thiết kế, sản xuất đến quản lý vận hành - đang tạo ra những bước nhảy vọt về năng suất, hiệu quả quản trị, thích ứng thị trường. Trên thực tế, không chỉ dừng lại các doanh nghiệp nêu trên, hàng loạt doanh nghiệp dệt may khác trên cả nước đã và đang nỗ lực cải tiến xanh hóa - số hoá để đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng để doanh nghiệp “tự bơi” là rất khó, nhất là với các doanh nghiệp quy mô nhỏ vốn bị hạn chế về năng lực tài chính và nhân lực và cần có giải pháp, hỗ trợ để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư chuyển đổi.  Phát triển bền vững vừa là cơ hội nhưng cũng mang lại thách thức với doanh nghiệp. Về cơ hội, doanh nghiệp có khả năng tối ưu hóa quy trình sản xuất; kiểm soát định mức, giảm chi phí và tài nguyên đầu vào; giảm phát thải, tạo dựng nền tảng vững chắc để xây dựng nền kinh tế tuần hoàn…

Tuy nhiên, để có được những cơ hội đó, doanh nghiệp dệt may phải giải quyết được "bài toán" chi phí cho ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chi phí về chuyển đổi xanh. Cùng đó, làm sao thích ứng được với sự thay đổi của thị trường và người tiêu dùng… Theo các chuyên gia, doanh nghiệp dệt may trong nước nỗ lực giảm mức tiêu thụ tài nguyên, hạn chế tác động đến môi trường; cân đối net zero nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời, tìm giải pháp khép kín hơn nữa vòng lặp lại của quy trình sản xuất.

https://kinhtevadubao.vn
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ