Cuộc đua thị trường lao động thời đại ai
Cuộc cách mạng 4.0, đặc biệt là sự bùng nổ của AI hiện nay đang làm thay đổi mạnh mẽ thị trường lao động. Sự đổ bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) cùng các ứng dụng liên quan đang khiến cuộc cạnh tranh trong thị trường việc làm ngày càng gay gắt hơn, không chỉ giữa người lao động với nhau mà còn giữa người lao động với công nghệ. Dù vậy, AI cũng đang mở ra cánh cửa cho những công việc mới...
Công nghệ AI tạo sinh được đánh giá là xu hướng vĩ mô tác động lớn nhất đến công việc, chỉ đứng sau xu hướng chuyển đổi số và hình thức làm việc linh hoạt. Tuy nhiên, những ảnh hưởng trực tiếp của AI tới việc làm chỉ là một phần trong bức tranh. Với sự xuất hiện của AI, nhu cầu với nhiều vị trí công việc đã biến mất và điều gì sẽ lấp vào chỗ trống ấy đến nay vẫn chưa rõ ràng. Thậm chí, công việc mới đòi hỏi người lao động với kỹ năng và trình độ hoàn toàn khác. “Con sóng” vô hình mang tên AI có thể cuốn đi nhiều những người lao động trong các lĩnh vực có tính lặp đi lặp lại và sử dụng kỹ năng đơn giản. Nhưng ở chiều ngược lại, “con sóng” ấy có thể đưa nhiều nhân sự lên cao nếu biết tận dụng và giảm thiểu rủi ro từ công nghệ. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp hiện đang ứng dụng AI để cắt giảm chi phí, giảm nhân công. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh từ việc cắt giảm này không lâu dài và không tạo ra thêm các lựa chọn mới cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định lộ trình và chủ động tích hợp AI vào các hoạt động để tìm kiếm con đường mở rộng mô hình kinh doanh. Sự xuất hiện của AI không chỉ tác động tới bản thân người lao động hay doanh nghiệp mà rộng hơn, là yếu tố thúc đẩy sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường vĩ mô tại Việt Nam hiện nay chưa thật sự thuận lợi với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực AI, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, cần có các chính sách thân thiện hơn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển để trở thành mắt xích tốt hơn trong chuỗi cung ứng AI tại Việt Nam.Do đó, ngoài những chính sách khuyến khích của Chính phủ, các doanh nghiệp cũng rất cần sự ủng hộ từ xã hội để có thể duy trì và phát triển sản phẩm tốt hơn. Để trang bị cho lực lượng lao động tiếp theo có sức chống chịu tốt hơn với làn sóng AI, ông Bảo cho rằng Việt Nam trước hết cần tập trung vào giáo dục đại học và sau đại học theo hướng nâng cao ứng dụng và trải nghiệm thực tế, tạo đà phát triển các sản phẩm mới. Về dài hạn, Việt Nam nên hướng tới áp dụng giáo dục STEM (4 môn học: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) trong các cấp học, trang bị cho học sinh kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức hàn lâm với ứng dụng thực tế, tránh trường hợp học không thể đi đôi với hành. Điều này không chỉ giúp nâng cao tính cạnh tranh của lao động Việt Nam mà còn tạo ra thế hệ người lao động bền bỉ và bền vững hơn, cần tập trung cho giáo dục và đào tạo. Giải pháp này xuất phát từ khoảng cách kỹ năng đang tồn tại khi Việt Nam có nhiều chuyên gia tiềm năng nhưng không nhiều trong số đó có chuyên môn sâu cần thiết để đáp ứng cho các vị trí sâu về AI.
Với chiến lược đúng đắn, Chúng ta có thể trở thành quốc gia dẫn đầu về đổi mới AI và tạo ra vô số cơ hội cho lực lượng lao động