Hiện trạng hàng giả trên thị trường hiện nay
Trong thế giới tiêu dùng hiện đại, nơi công nghệ thông tin và dữ liệu đang lan tỏa vào mọi mặt của cuộc sống, một vấn đề đau đầu vẫn tồn tại, không dễ dàng giải quyết, đó là sự xuất hiện của hàng giả. Điều này không chỉ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử những năm gần đây, tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên các nền tảng bán hàng trực tuyến ngày càng gia tăng và phức tạp. Thực trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng đang khiến người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin vào cả các nền tảng bán hàng trực tuyến như Facebook, Zalo, TikTok lẫn các sàn thương mại điện tử uy tín. Trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan, đặc biệt là trên môi trường thương mại điện tử. Tuy nhiên, chính tốc độ tăng trưởng nhanh cùng khả năng ẩn danh của người bán đã khiến môi trường này trở thành “thiên đường” của hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu trí tuệ. Không chỉ có vậy, ngay thời gian gần đây, lực lượng chức năng cũng đã liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu, doanh nghiệp nổi tiếng. Và từ các vụ việc đã cho thấy, tình trạng vi phạm này vẫn diễn ra với hình thức ngày càng tinh vi hơn. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các vụ việc vi phạm còn xuất hiện và phổ biến trên các kênh thương mại điện tử với quy mô, tốc độ ngày càng lớn, khiến lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác phát hiện và xử lý. Trước hiện trạng đã nêu, không ít ý kiến cho rằng, để đối phó với hàng giả, hàng nhái trên thị trường, đặc biệt là trên môi trường thương mại điện tử, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc được xem là tối ưu trong bối cảnh hiện nay. Hàng loạt vụ việc cho thấy hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp thị trường, từ chợ truyền thống cho đến các sàn thương mại điện tử. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, sao chép mẫu mã, giả tem, mã vạch, thậm chí cả mã QR truy xuất… khiến người tiêu dùng ngày càng hoang mang và mất niềm tin. Trong bối cảnh các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe, chính sách bảo hộ thương mại ngày càng nhiều, nếu không có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, sẽ không chỉ đe dọa ảnh hưởng đến thị trường nội địa, mà còn đe dọa đến uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu. Tình trạng làm giả hiện nay không chỉ là sao chép mẫu mã, mà còn giả mạo cả thông tin, dữ liệu và mã truy xuất. Những sản phẩm giả này khiến cho người tiêu dùng mất niềm tin vào những thương hiệu lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp chân chính. Tuy nhiên, thị trường hàng giả không chỉ là mối lo ngại lớn về sức khỏe mà còn là nỗi lo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Các doanh nghiệp chân chính luôn phải đối mặt với tình trạng làm giả sản phẩm của họ, gây mất uy tín và thiệt hại về doanh thu. Thậm chí, khi hàng giả tràn lan trên thị trường, những doanh nghiệp sản xuất thật sự còn có thể đối mặt với các vụ kiện tụng, đòi hỏi một mức chi phí khổng lồ cho việc bảo vệ thương hiệu. Trước hiện trạng trên người tiêu dùng cũng cần nâng cao cảnh giác, ưu tiên sản phẩm có chứng nhận chất lượng, và chủ động phản ánh khi phát hiện hành vi vi phạm. Hàng giả trên thị trường không còn là vấn đề nhỏ, mà đã trở thành thách thức quản lý quốc gia. Sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cơ quan chức năng sẽ là chìa khóa xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính.
Hơn nữa đẩy mạnh tuyên truyền về cách thức nhận biết, phân biệt hàng hóa, quyền của người hàng, trách nhiệm của người bán hàng, vạch trần các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên các nền tảng số... để người mua hàng là những người tiêu dùng thông minh.