GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA VÀ DOANH NGHIỆP
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cũng giống như Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Mỹ và Giải thưởng Chất lượng các quốc gia khác, giúp doanh nghiệp hướng tới sự tuyệt hảo trong hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ thông qua các vấn đề tiếp cận một cách toàn diện về chất lượng của doanh nghiệp
SƠ LƯỢC VỀ GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA
Giải
thưởng chất lượng Quốc gia (tiền thân là Giải thưởng chất lượng Việt Nam) là
Giải thưởng cấp độ Quốc gia với mục đích khuyến khích doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh của Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế nâng cao chất lượng hoạt
động, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong nước và thế giới và đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển,
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đã có tác động tích cực đến hoạt động của doanh
nghiệp và góp phần nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của hàng hóa “Sản xuất
tại Việt Nam” trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay đã có hàng trăm doanh
nghiệp trong cả nước đạt thành tích xuất sắc và nổi bật về chất lượng được Thủ
tướng Chính phủ tặng Bằng khen cùng nhiều doanh nghiệp nhận được Giải thưởng
cao quý do Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng.
Phó
Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trao tặng Giải Vàng
cho doanh nghiệp đạt giải (ảnh: most.gov.vn)
Bộ
trưởng Nguyễn Quân trao tặng Giải Vàng cho doanh nghiệp đạt giải (ảnh:
most.gov.vn)
Giải
thưởng Chất lượng Quốc gia đã mở ra một trang mới cho phong trào năng suất –
chất lượng Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực vật chất – kỹ thuật của doanh
nghiệp Việt Nam trong tiến trình tăng cường sự hội nhập kinh tế của đất nước
với nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự tham gia trong các chương trình Giải
thưởng Chất lượng Quốc gia hàng năm đã và đang tạo ra những cơ hội cho doanh
nghiệp trong việc học hỏi, cải tiến và nâng cao chất lượng quản lý của mình
thông qua việc áp dụng các thực hành sản xuất – kinh doanh tốt nhất. Việc tự
đánh giá các hoạt động của mình theo những tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng
Quốc gia còn giúp cho doanh nghiệp nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu và
cơ hội cải tiến. Đặc biệt, sự đánh giá khách quan của các chuyên gia đánh giá
trong quá trình đánh giá, xét thưởng luôn được doanh nghiệp tham dự Giải thưởng
Chất lượng Quốc gia trân trọng và coi đó là căn cứ hữu ích cho việc triển khai
các hoạt động cải tiến liên tục trong hành trình vươn tới sự tuyệt hảo.
VAI TRÒ CỦA GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA
TRONG VIỆC TIẾP CẬN MỘT CÁCH TOÀN DIỆN VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP
Cũng
như Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Mỹ và Giải thưởng Chất lượng của các quốc
gia khác, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia giúp doanh nghiệp hướng tới sự tuyệt
hảo trong hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ thông qua các vấn đề tiếp
cận chất lượng được mô tả dưới đây:
1) Thiết lập tầm nhìn và sứ mệnh vững
chắc của doanh nghiệp
Tầm
nhìn và sứ mệnh là những mục tiêu định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp, nếu muốn đạt được sự thành công trong hoạt động của mình, phải xác định
được tầm nhìn vững chắc và sứ mệnh để thể hiện vị thế cần đạt được trong tương
lai, từ đó mới xác định các mục tiêu cụ thể cho từng khoảng thời gian xác định.
Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp phải thông báo rộng rãi đến người lao động ở
mọi cấp biết về tầm nhìn và sứ mệnh đã xác định của doanh nghiệp để khích lệ họ
cam kết thực hiện.
Yêu
cầu về xác định và triển khai thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
được đặt ra trong báo cáo giới thiệu doanh nghiệp và báo cáo tự đánh giá. Đặc
biệt, khi tự đánh giá theo Tiêu chí 1 “Vai trò của lãnh đạo”, doanh nghiệp cần
thể hiện được việc lãnh đạo cao nhất đã thiết lập tầm nhìn và sứ mệnh như thế
nào, cách tổ chức, phổ biến để người lao động biết được tầm nhìn và sứ mệnh đó.
Ngoài ra, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia còn yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp tạo
mọi điều kiện thuận lợi để người lao động phát huy tối đa năng lực của mình
trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
2) Xây dựng các chính sách và chiến
lược phù hợp
Giải
thưởng Chất lượng Quốc gia rất coi trọng việc xây dựng chính sách và chiến lược
phù hợp tại các doanh nghiệp. Tiêu chí 2 “Hoạch định chiến lược” yêu cầu doanh
nghiệp thể hiện việc doanh nghiệp đã thiết lập các mục tiêu chiến lược và kế
hoạch hành động như thế nào để đáp ứng nhu cầu của thị trường (luôn thay đổi)
và sự cạnh tranh (ngày càng khốc liệt) trên thị trường. Ngoài ra, còn phải đề
cập đến các yếu tố như: nhu cầu của các bên liên quan, sự thay đổi của công
nghệ và ảnh hưởng của sự thay đổi này đến hoạt động của doanh nghiệp.
Để
thực hiện được tiêu chí này, việc nâng cao năng lực và chất lượng quản lý thông
qua các hệ thống và công cụ quản lý chất lượng tiên tiến là rất cần thiết.
3) Cam kết phấn đấu vươn tới sự tuyệt
hảo về quản lý chất lượng
Sự
cam kết này phải được bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất. Sự tuyệt hảo trong hoạt
động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có được lợi
thế cạnh tranh trên thị trường.
Giải
thưởng Chất lượng Quốc gia định hướng cho doanh nghiệp phải gắn kết hoạt động
của mình với những nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng. Ba tiêu chí
của giải thưởng: Tiêu chí 3 “Định hướng vào khách hàng và thị trường”, Tiêu chí
4 “Thông tin và phân tích hoạt động” và Tiêu chí 6 “Quản lý quá trình” là những
tiêu chí có liên quan. Các tiêu chí này đề cập đến việc áp dụng các công nghệ
tiên tiến như: công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới, cải tiến và nâng
cao chất lượng dịch vụ khách hàng, thu thập và xử lý ý kiến của khách hàng,…
Thông qua việc tự đánh giá để xác định các cơ hội cải tiến và đổi mới liên tục
là con đường đúng đắn nhất.
4) Chú trọng đến việc phát triển nguồn
nhân lực
Trong
bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp không thể không chú trọng đến việc huy động mọi
tiềm năng và nguồn lực của mình nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh cao nhất.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư cho những chi phí có chất lượng (thời
gian và tiền bạc) về giáo dục, đào tạo, phát triển kỹ năng của người lao động.
Yêu
cầu nêu trên không chỉ được đề cập đến trong Tiêu chí 5 “Phát triển nguồn nhân
lực” mà còn được quy định trong các tiêu chí khác của Giải thưởng Chất lượng
Quốc gia. Ví dụ: Tiêu chí 1 “Vai trò của lãnh đạo” có đề cập đến yêu cầu về tạo
lập môi trường làm việc thuận lợi để hỗ trợ cho việc học tập nâng cao trình độ
liên tục của người lao động.
5) Hướng tới xu thế phát huy sự chủ
động của người lao động trong việc cải tiến và sáng tạo đồng thời với việc đảm
bảo phúc lợi
Hiện
nay, lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp đều nhận thấy vấn đề con người trong một
tổ chức là vấn đề cần coi trọng. Sử dụng tốt nhân tố con người sẽ dẫn tới việc
giảm chi phí và nâng cao năng suất. Giải quyết tốt vấn đề này còn góp phần quan
trọng trong việc thiết lập và phát huy nền văn hoá doanh nghiệp.
Cũng
giống như Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Mỹ và một số giải thưởng khác, Giải
thưởng Chất lượng Quốc gia chú trọng đến việc phát huy sự chủ động của người
lao động trong việc cải tiến và sáng tạo nhằm đóng góp cho sự phát triển của doanh
nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.
6) Động viên và khích lệ người lao động
Sự
thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phụ thuộc nhiều vào sự cam kết, sự
tham gia và hưởng ứng của mọi người lao động trong việc thực hiện các mục tiêu
đã đề ra. Nếu được động viên và khích lệ kịp thời, người lao động sẽ phấn khởi
và thực hiện tốt các công việc được giao. Các hình thức khen thưởng và đề bạt
là những biện pháp động viên và khích lệ thiết thực và có tác dụng trực tiếp.
7) Chú trọng đến chăm lo khách hàng,
dịch vụ khách hàng và sự thoả mãn của khách hàng
Nhiều
doanh nghiệp nhận thức được rằng việc đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt đối với
khách hàng góp phần quan trọng trong việc thoả mãn khách hàng, từ đó giữ được
khách hàng.
Giải
thưởng Chất lượng Quốc gia nêu bật vấn đề thu thập và xử lý ý kiến phản hồi của
khách hàng trong Tiêu chí 5. Ngoài ra, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia còn đề
cập đến việc thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng, lắng nghe và thậm chí
học hỏi khách hàng để đáp ứng họ một cách tốt hơn.
Sự
thoả mãn của khách hàng còn được xác định là một khía cạnh quan trọng của kết
quả hoạt động của doanh nghiệp.
8) Quản lý bằng dữ kiện
Đo
lường và phân tích hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh giá, ra
quyết định và xác định các cơ hội cải tiến của doanh nghiệp. Các phép đo lường
hoạt động được xuất phát từ nhu cầu và chiến lược sản xuất - kinh doanh - dịch
vụ và đưa ra những dữ liệu và thông tin thiết yếu về các quá trình, thực hiện
các quá trình và kết quả thực hiện. Đo lường hiệu quả hoạt động liên quan đến
khách hàng, sản phẩm, dịch vụ,...; các vấn đề về quản lý, điều hành, thị trường
và cạnh tranh; quan hệ với nhà cung ứng, người lao động; chi phí và tài
chính;... Phân tích thông tin và dữ liệu sẽ giúp cho việc quản lý - điều hành
đạt được hiệu quả mong muốn, đặc biệt trong các lĩnh vực hoạch định, xem xét và
đánh giá, cải tiến và thay đổi cũng như so sánh với các đối thủ cạnh tranh và
với các chuẩn đối sánh về thực hành tốt nhất.
Tiêu
chí 4 của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia yêu cầu doanh nghiệp trước hết phải
đảm bảo sự đầy đủ và có chất lượng các thông tin và dữ liệu, sau đó phải tạo
các điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và áp dụng các biện pháp thực hiện
tốt nhất.
9) Chú trọng đến kết quả hoạt động và
tạo giá trị
Đo
lường và phân tích giúp cho việc xác định các kết quả hoạt động chính. Tuy
nhiên, kết quả hoạt động của doanh nghiệp phải được sử dụng một cách cân đối và
hài hoà giữa các bên liên quan như: khách hàng, người lao động, người góp vốn, nhà
cung ứng, các bên đối tác, cộng đồng xung quanh và xã hội. doanh nghiệp không
thể chỉ chú trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn phải đóng góp cho
sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Giải
thưởng Chất lượng Quốc gia, trong Tiêu chí 7 “Kết quả hoạt động”, quy định việc báo cáo các kết quả
hoạt động không chỉ đề cập đến kết quả về sản phẩm và dịch vụ, tài chính và thị
trường, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mà còn phải đề cập đến các
kết quả mang lại giá trị cho khách hàng và xã hội.
10) Thực hiện trách nhiệm đối với cộng
đồng và xã hội để đảm bảo sự phát triển bền vững
Thực
hiện phát triển bền vững phải là một phần nội dung trong chính sách phát triển
của doanh nghiệp. Như vậy, chính sách của doanh nghiệp phải được thiết lập sao
cho những tác động xấu do hoạt động của doanh nghiệp gây ra đối với cộng đồng
xung quanh phải được kiểm soát, giảm thiểu để tiến tới triệt tiêu.
Trong
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, trách nhiệm này được đề cập đến trong Tiêu chí
7.