SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Vĩnh Phúc: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống rắn Vĩnh Sơn

[17/05/2011 14:14]

Vĩnh Sơn (còn có tên gọi cổ là Sơn Tang hoặc Hai Nước) nằm ở vị trí trung tâm huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc, có nghề truyền thống chăn nuôi, chế biến rắn từ lâu đời, bắt nguồn từ nghề bắt rắn ngoài tự nhiện về nuôi, chế biến làm thực phẩm, ngâm rượu hoặc làm nguyên liệu cho điều chế các sản phẩm y dược.

Để có cơ sở khoa học nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề nuôi rắn truyền thống, những năm gần đây một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ do Viện Công nghệ sinh học, Sở KH&CN Vĩnh Phúc chủ trì thực hiện đã đạt kết quả tốt như: "Duy trì và phát triển làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn", "Nucleaza trong nọc rắn hổ mang và tính đa dạng sinh học", “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để xác định các loài rắn hổ mang Naja naja phục vụ nuôi tập trung”, "Xây dựng Trung tâm sản xuất rắn hổ mang giống", "Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Rắn Vĩnh Sơn" cho các sản phẩm từ rắn"....

Hiện nay, nghề chăn nuôi, chế biến các sản phẩm từ rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn đã phát triển rất mạnh, chiếm gần 85% hộ dân, đồng thời các hộ chăn nuôi đã ứng dụng thành công kỹ thuật chăn nuôi rắn hổ mang, hổ châu sinh sản. Do vậy hàng năm Vĩnh Sơn đã cung cấp hàng vạn con rắn hổ mang, hổ châu giống cho thị trường trong nước, đồng thời xuất khẩu rắn thành phẩm sang một số thị trường châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) từ 150-200 tấn và thu về khoảng 30-45 tỷ đồng/năm, chiếm 70% - 75% tổng doanh thu của toàn xã.

Trong thời gian tới, để sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể 'Rắn Vĩnh Sơn"  ngày càng có uy tín và phát triển trên thị trường trong và ngoài nước, thu hút được du khách gần xa. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chính quyền địa phương đã và đang có chủ trương phát triển du lịch đối với Làng nghề truyền thống rắn Vĩnh Sơn; Hội Làng nghề rắn Vĩnh Sơn có kế hoạch kết nạp hội viên mới, mở rộng quy mô chăn nuôi, chế biến, ban hành các quy chế, quy trình chăn nuôi, chế biến, bảo quản, đóng gói sản phẩm, tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, website: http://www.ranvinhson.com,...

Theo tchdkh.org.vn (nvdat)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài