Mỹ cấm xuất khẩu hàng nếu phạm bản quyền
Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương cho biết, kể từ 1/8, một số bang của Mỹ bắt đầu áp dụng đạo luật vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ có vi phạm về bản quyền.
Theo đạo luật này, hàng hóa của doanh nghiệp có vi phạm về bản quyền sẽ không được bán tại thị trường Mỹ. Hành vi vi phạm bản quyền được xét ở khâu sản xuất trực tiếp lẫn khâu phân phối, quảng bá hoặc bán sản phẩm.
Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương cho biết, kể từ 1/8, một số bang của Mỹ bắt đầu áp dụng đạo luật vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ có vi phạm về bản quyền.
Theo đạo luật này, hàng hóa của doanh nghiệp có vi phạm về bản quyền sẽ không được bán tại thị trường Mỹ. Hành vi vi phạm bản quyền được xét ở khâu sản xuất trực tiếp lẫn khâu phân phối, quảng bá hoặc bán sản phẩm.
Chẳng hạn, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu dệt may, giày, nhựa… khi sử dụng máy tính có cài các phần mềm liên quan đến Windows, Word, Excel (cũng như nhiều phần mềm khác có liên quan trong lĩnh vực sản xuất)… mà không có bản quyền thì sản phẩm sản xuất hoàn chỉnh vẫn bị xem là vi phạm.
Đạo luật nêu rõ doanh nghiệp Mỹ muốn nhập khẩu hàng hóa phải yêu cầu đối tác nước ngoài gửi thư bảo đảm cam kết không có vi phạm bản quyền. Nếu đối tác có vi phạm bản quyền, doanh nghiệp Mỹ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhập khẩu mà không bị xem là vi phạm hợp đồng.
Theo ông Phạm Xuân Hồng – phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có quy mô phần lớn đều sử dụng phần mềm liên quan đến quy trình sản xuất có bản quyền.
Các dạng vi phạm bản quyền
Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu.
Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).
Vi phạm bản quyền của một sáng chế:
Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Ở đây cần lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.
Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Thí dụ: việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình khác hơn ngôn ngữ của sáng chế nguyên thủy vẩn thường bị xem là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế
Các dạng vi phạm bản quyền khác có thể bao gồm từ việc sao chép, mô phỏng lại các thương hiệu (trade mark) hay các biểu hiệu (logo) của một tổ chức, cho đến việc sao chép các chi tiết có tính hệ thống mà phải qua một trình tự thời gian dài mới chứng minh được. Những vi phạm này thường rất khó phân định và nhiều lúc phải tốn nhiều thời gian cũng như tài lực để chứng minh trước toà án rằng có hay không có sự vi phạm về bản quyền. |
http://khoahoc.baodatviet.vn (nvdat)