Ngày Đo lường Thế giới 2018: Phát triển các hằng số của Hệ đơn vị quốc tế
Chủ đề được lựa chọn cho Ngày Đo lường Thế giới 2018 là Phát triển các hằng số của Hệ đơn vị quốc tế.
Ảnh minh họa.
Chất lượng Việt Nam xin giới thiệu toàn văn Thông điệp của Giám đốc BIML Stephen Patoray về Ngày Đo lường Thế giới 2018.
Sự phát triển này là điểm cao nhất của công việc nhiều năm do một số lớn các nhà khoa học đo lường tận tuỵ để xác định phương pháp tốt nhất định nghĩa lại một số đơn vị cơ bản SI. Việc sửa đổi này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới đo lường pháp định, vì những người sử dụng sẽ vẫn có thể nhận được liên kết chuẩn tới các đơn vị SI sửa đổi cùng các nguồn hiện đang sử dụng. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là sẽ có một sự thay đổi về cách chúng ta định nghĩa các đơn vị đo nào đó, và trong một số trường hợp, cách mà liên kết chuẩn cuối cùng có thể được thiết lập.
SI sửa đổi sẽ hoàn toàn dựa trên các hằng số tự nhiên. Trong khi điều này có thể xem là một thay đổi lớn, có một thực tế đã sảy ra một số lần trong quá khứ gần đây, khi cả giây (1967/68) và mét (1983) đã được định nghĩa lại từ dựa vào chuyển động và kích thước của quả đất sang dựa vào các hằng số nguyên tử và điện từ.
Sự quan trọng trong trường hợp này là các khái niệm đã quá quen thuộc với chúng ta ở nhà trường và chúng đã được tạo thành đá cho tới nay, giờ có thể thay đổi. Nguyên mẫu platin – idiri (Pt-Ir) được bảo quản trong ba quả chuông tại một căn hầm gần Paris, sẽ trở thành một phần nghỉ hưu sau 137 năm phục vụ.
Chắc chắn là điều này đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên. SI được khởi đầu như là một hệ MKS với các chuẩn theo kích thước con người dựa trên cái mà thời gian đó được xem là bất biến của tự nhiên: sự quay của quả đất, kích thước của nó, và một quả cân đầu tiên được dẫn xuất ra từ một lượng nước nhất định (sau này thống nhất là một lượng Pt-Ir cụ thể). Các phép đo tốt hơn đã chứng tỏ theo thời gian thực tế là các bất biến đã không bất biến như nghĩ trước đây; sự thực, là cùng với tiến bộ về công nghệ được áp dụng cho các phép đo đã cho phép dần dần thể hiện các đơn vị chính xác hơn nhiều, đó là nguyên nhân chính của sự thay đổi. Giờ đây cuối cùng các chuẩn nguyên thuỷ đó được thay thế bằng định nghĩa dựa trên các hằng số cơ bản của tự nhiên.
Mặc dù ‘Le Grand K’ là sự nổi tiếng nhất của các vật mẫu SI, các thay đổi cũng sẽ đến với các đơn vị khác. Kelvin không còn phụ thuộc vào một tính chất của nước, ampe sẽ không còn dựa vào một định nghĩa rất khó khăn để thực hiện, và mol sẽ chuyển sang một định nghía thực tế hơn. Thêm vào đó, các định nghĩa sửa đổi của kilôgam, ampe, kelvin và mol sẽ có ảnh hưởng đến định nghĩa của giây, mét và candela.
Như là người đầu tiên được phát biểu chúng tôi không chờ đợi có sự ảnh hưởng đến đo lường pháp định, nhưng nó là một thay đổi quan trọng trong suy nghĩ và các phương pháp của tất cả chúng ta, những người đã làm việc với những đơn vị này trong nhiều năm.
Chúng tôi mời các bạn dành một ít thời gian để xem lại nhiều tài liệu có trên website của BIPM về chủ đề này. Chúng tôi cũng hy vọng các bạn lại nồng nhiệt kỷ niệm Ngày Đo lường Thế giới năm nay với chúng tôi và ghi nhận một lần nữa rằng đo lường đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của đời sống hàng ngày của chúng ta.