Sạt lở đường ven sông trên đất yếu QL.91 đoạn Bình Mỹ, An Giang
Đề tài do KS. Lê Xuân Việt và TS. Trần Nguyễn Hoàng Hùng (Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM) thực hiện, nghiên cứu hệ thống hóa nguyên nhân và cơ chế gây sạt lở bằng mô phỏng dùng hai phần mềm Slope/W 2007 và Plaxis v8.5.
Nghiên cứu này thực hiện hàng loạt các mô phỏng vị trí sạt lở tại km 88+937 trên QL.91 ở Bình Mỹ, An Giang.
Kết
quả cho thấy, sự thay đổi mực nước sông Hậu và nước ngầm ảnh hưởng lớn đến sạt
lở đường ven sông ở An Giang. Quá trình xói chân làm thay đổi hình dạng mái dốc
theo hướng bất lợi và tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định đường ven sông do cơ chế
trượt cộng hưởng. Sự gia tăng các hoạt động của con người làm tăng ứng suất cắt
trong mái dốc, tăng nguy cơ sạt lở. Cấu trúc địa chất của vị trí sạt lở có
chiều dày lớp đất yếu lớn kéo dài đến tận đáy sông luôn tiềm ẩn nguy cơ xói lở
dưới dạng trượt sâu. Ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu làm mực nước sông Hậu có
xu hướng hạ thấp hơn trong mùa khô gây tác động bất lợi đến sự ổn định và làm
gia tăng nguy cơ xảy ra sạt lở.