Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted hatching) bằng phương pháp laser trong thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ
Chiều ngày 28/8/2018, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ đã tổ chức Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted hatching) bằng phương pháp laser trong thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ” do BS CKII. Quách Hoàng Bảy – Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Toàn cảnh buổi nghiệm thu.
Nghiên cứu thực hiện ở các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn đến khám và điều trị vô sinh – hiếm muộn tại Khoa Hiếm muộn bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ trong thời gian nghiên cứu, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và loại trừ.
Thành viên Hội đồng nghiệm thu.
Nhóm nghiên cứu tiến hành quy trình thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm KTBT bằng GnRH antagonist (GnRHant) và FSH tái tổ hợp, kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser, sử dụng phương pháp làm mỏng trong IVF, chuyển phôi và quy trình theo dõi sau chuyển phôi, hỗ trợ hoàng thể. Các chỉ số, biến số gồm đặc điểm chung, lâm sàng của hiếm muộn, cận lâm sàng, thuốc KTBT, các kết quả của thai sau chuyển phôi và các bất thường sau chuyển phôi. Quy trình kỹ thuật thu thập và xử lý số liệu, sơ đồ. Nghiên cứu 216 chu kỳ chuyển phôi, trong đó, có 108 trường hợp được chuyển phôi tươi và 108 chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh. Các đối tượng này được phân vào 2 nhóm là 101 trường hợp thực hiện theo phương pháp đục lỗ màng ZP và 115 trường hợp thực hiện theo phương pháp làm nóng màng ZP khi thực hiện hỗ trợ phôi phát thoát màng bằng tia laser. Độ tuổi trung bình là 35,63 ± 5,8 tuổi ở nữ và ở nam là 35± 5,53 tuổi, trong đó nhiều nhất là từ 25-29 tuổi chiếm 43,06% và 37,04% lập gia đình ở tuổi 18-24 tuổi. Vô sinh nguyên phát chiếm tỷ lệ 54,63%. Thời gian vô sinh từ 5 năm đến 10 năm là 42,59%; 34,72% trường hợp vô sinh từ 2-5 năm. Trung bình là 66,25 ± 40,91 tháng. Nghề nghiệp chủ yếu là viên chức.
Nhóm nghiên cứu.
Qua thời gian thực hiện, tỷ lệ làm tổ có hỗ trợ phôi thoát màng bằng phương pháp laser trên màng Zona Pellucida tại bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cho kết quả chuyển phôi trong 216 chu kỳ chuyển phôi có tỷ lệ làm tổ là 27,82%. Tỷ lệ thai sinh hóa trong 216 chu kỳ chuyển phôi là 39,35%; tỷ lệ có thai lâm sàng là 37,5% trong quá trình thụ thai trong ống nghiệm. Kết quả có thai sinh hóa, thai lâm sàng, thai tiến triển, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ sinh sống khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở nhóm hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser. Tỷ lệ làm tổ có hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser sử dụng phương pháp làm mỏng và phương pháp tạo lỗ trên màng Zona Pellucida. Ở nhóm phôi trữ lạnh, kết quả có thai sinh hóa, thai lâm sàng, thai tiến triển, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ sinh sống khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê ở nhóm hỗ trợ thoát màng bằng laser trên nhóm dục lỗ và làm mòng màng ZP. Ở nhóm phôi tươi, kết quả có thai sinh hóa, thai lâm sàng, thai tiến triển, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ sinh sống khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở nhóm hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser trên nhóm đục lỗ và nhóm làm mỏng màng ZP. Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản đang rất phát triển ở Việt Nam.
Toàn cảnh buổi nghiệm thu.