SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả xác lập quyền sở hữu trí tuệ

[07/10/2011 07:59]

Đây là nội dung chính của hội thảo: “Quan hệ giữa cơ quan sở hữu trí tuệ, đại diện sở hữu công nghiệp và người nộp đơn trong việc nâng cao hiệu quả xác lập quyền sở hữu trí tuệ” diễn ra trong 2 ngày (5-6/10), tại Hà Nội.

Hội thảo do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) phối hợp với  Cơ quan sáng chế Nhật Bản, Viện sáng kiến, Sáng chế Nhật Bản tổ chức thực hiện.

Cần một “cơ chế’ thoáng

Nhằm đưa ra thực trạng và giải pháp, khó khăn trong vấn đề nộp đơn và xác lập quyền SHTT với với sáng chế và, kiểu dáng công nghiệp và đơn đăng ký nhãn hiệu. Ông Phạm Phi Anh, phó cục trưởng cục SHTT cho biết: một trong số các công cụ hữu hiệu  mà các nước đang sử dụng để phát triển kinh tế đó là SHTT và đặc biệt là sở hữu công nghiệp.

Việc tạo ra sáng chế, kiểu dáng và thiết kế nhãn hiệu nếu không được pháp luật bảo hộ , một khi đã trở nên có giá trị được tích hợp trong hàng hóa bán ra thị trường, các đối tượng này rất dễ bị rơi vào tay người khác…do đó việc bảo hộ các đối tượng này ngày càng trở nên cần thiết với các doanh nghiệp.

Để việc bảo hộ sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được một số yêu cầu  về thời hạn xác lập quyền hợp lý, chi phí xác lập quyền vừa phải, giao dịch giữa các chủ thể trong khi xác lập quyền phải thuận tiện….ông  Phạm Phi Anh khẳng định.

Tuy nhiên khó khăn mà hệ thống SHTT VN đang gặp phải đó là "hệ thống luật STTT Việt Nam hiện nay là tương đối hoàn chỉnh và gần như là hoàn toàn phù hợp với các thông lệ quốc tế nhưng vẫn tồn tại nhiều kẽ hở, thiếu sót như: trong tất cả các văn bản pháp quy không có một điều khoản nào quy định về thời hạn nộp bản sao đơn ưu tiên hoạc thiếu hẳn quy định rằng thời điểm bảo hộ tạm thời là ngày công bố đơn tại Việt Nam (bao gồm đơn quốc tế), những thiếu sót như vậy có thể dẫn đến việc hiểu và áp dụng sai các quy định của pháp luật" Đại điện văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh, ông Dương Tủ Giang  cho biết.

Một khó khăn khác trong quá trình theo đuổi đơn sáng chế ở Việt Nam lại liên quan đến sự mất cân đối đang ngày càng tăng lên giữa số lượng thẩm định viên, điều này gây ra hiện tượng quá tải đối với các phòng chuyên môn của cục SHTT. Dẫn đến tình trạng thời hạn thẩm định các đơn bị kéo dài. Trên thực tế, hiếm có đơn sáng chế nào được thẩm định xong trong thời hạn luật định và nhiều đơn được thẩm định quá năm mà vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Đồng quan điểm trên, Ông Lê Văn Tri, tổng giá, đốc công ty cổ phần sinh học – Fitohoocmon chia sẻ, quá trình hình thành sáng chế và sác lập quyền SHCN vấp phải khó khăn trong soạn thảo đơn bởi doanh nghiệp phải tự nghiên cứu các văn bản có liên quan  về pháp luật SHTT, cách viết và trình bày, đặc biệt phải bỏ rất nhiều thời gian để sửa đổi đơn khi có yêu cầu…

Tận dụng kết quả thẩm định phù hợp với Việt Nam

Tình trạng quá tải bởi số lượng đơn sáng chế  đang tăng nhanh không  chỉ riêng là vấn đề của Cục SHTT và còn là khó khăn chung của nhiều cơ quan sáng chế khác trên thế giới. Theo ông Giang, để giải quyết tình trạng ùn tắc đơn kéo dài cần triệt để tận dụng kết của thẩm định của các cơ quan thẩm định đơn quốc tế IPEA và các cơ quan sáng chế nước ngoài có hệ thống luật sáng chế gần với Việt Nam (cơ quan sáng chế Nhật Bản, châu Âu…).

Hơn nữa, trên thực tế các thẩm định viện Việt Nam đều tham khảo kết quả thẩm định của các cơ quan sáng chế nước ngoài nào có thể chấp nhận được ở Việt Nam hoặc sau khi người nộp đơn cung cấp bản sao của sáng chế nước ngoài cấp cho từng sáng chế thì bao lâu thẩm định viên phải đưa ra kết quả về cả năng cấp bằng đơn cho Việt Nam.

Mạnh dạn hơn nữa, có thể xem xét việc bỏ hẳn chế độ thẩm định nội dung đối với sáng chế (đơn trùng lặp với giải pháp kỹ thuật đã biết đến một cách quá rõ ràng)…Bên cạnh đó để khuyến khích người nộp đơn sáng chế cũng nên cải tiến  hệ thống phí và lệ phí dành cho việc xử lý đơn

Bà Nguyễn Thị Thu Hà công ty Vision and Associates khẳng định, cần có quy định cụ thể về việc đưa ra quyết định thừa nhận nhãn hiệu nổi tiếng và việc áp dụng quyết định thừa nhận này cho các vụ việc tương tự. Ngoài ra, cục SHTT nên đưa ra các hướng dẫn vể “ảnh hưởng tới khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng” và “lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng”.

Có thể lấy ví dụ qua số liệu thống kê của Cục SHTT, năm 2010 Việt Nam có gần 4000 đơn sáng chế, giải pháp hữu ích nộp tại Cục, số lượng văn bằng được cấp gần 900…con số này quá ít so với số lượng đơn nộp vào ngày càng tăng. Trong khi đó đội ngũ thẩm định viên và xét nghiệm viên lại có hạn…trong khi để kết thúc số lượng đơn đăng trong quá trình thẩm định phải mất tới 3, 4 năm…đây là một thực trạng đáng báo động cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài muốn nộp đơn đăng ký tại Việt Nam.

Vì vậy, đa số các đại biểu tham dự đều cho rằng, cần tạo mọi điều kiện để rút ngắn thời gian thẩm định và cấp bằng, năng cao năng lực thẩm định viên, đặc biệt là về chuyên môn, cải thiện điều kiện và phương tiện làm việc để đáp ứng với phát triển khoa học hiện nay.

http://khoahoc.baodatviet.vn (nvdat)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ