SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

SÓC TRĂNG : HỘI THẢO KHOA HỌC PHÒNG TRỪ RẦY ĐẦU VÀNG HẠI MÍA BẰNG NẤM KÝ SINH

[20/10/2011 14:27]

Mía là cây trồng chủ lực ở tỉnh Sóc Trăng với tổng diện tích canh tác 13,9 nghìn ha chiếm 24,2% so với diện tích canh tác mía của Đồng Bằng Sông Cửu Long (57,5 nghìn ha). Tuy nhiên cây mía thường bị nhiều loại côn trùng tấn công như: rầy Đầu Vàng, sâu Đục Thân, rệp Bông Trắng, rệp Sáp... trong đó rầy Đầu Vàng là đối tượng gây hại mạnh, chúng chích hút nhựa lá mía tạo những chấm màu vàng, có chất dịch nhầy trong suốt làm mía không phát triển được và chết dần ở mía dưới 3 tháng tuổi và làm giảm năng suất, chất lượng ở mía trên 7 tháng tuổi.

Vừa qua, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra buổi Hội thảo khoa học về chủ đề “Phòng trừ rầy Đầu Vàng hại mía bằng nấm ký sinh tại tỉnh Sóc Trăng” do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức. Đến tham dự buổi Hội thảo có các đại biểu là đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ Thực vật của tỉnh Sóc Trăng, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Hậu Giang và các nông dân tham gia đề tài đến từ hai huyện Long Phú và Cù lao Dung

Mía là cây trồng chủ lực ở tỉnh Sóc Trăng với tổng diện tích canh tác 13,9 nghìn ha chiếm 24,2% so với diện tích canh tác mía của đồng bằng sông Cửu Long (57,5 nghìn ha). Tuy nhiên, cây mía thường bị nhiều loại côn trùng tấn công như: rầy Đầu vàng, sâu Đục thân, rệp Bông trắng, rệp Sáp... trong đó rầy Đầu vàng là đối tượng gây hại mạnh, chúng chích hút nhựa lá mía tạo những chấm màu vàng, có chất dịch nhầy trong suốt làm mía không phát triển được và chết dần ở mía dưới 3 tháng tuổi và làm giảm năng suất, chất lượng ở mía trên 7 tháng tuổi. Đề tài “Phòng trừ rầy Đầu vàng hại mía bằng nấm ký sinh tại tỉnh Sóc Trăng” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện nhằm tìm ra tác nhân sinh học phòng trừ rầy Đầu vàng bằng các loại nấm ký sinh lên ấu trùng và thành trùng của rầy Đầu vàng, xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm nấm ký sinh phòng trừ rầy Đầu vàng... đồng thời hạn chế thói quen sử dụng thuốc hóa học độc hại, tăng cường sử dụng bằng chế phẩm sinh học không gây độc cho con người và môi trường xung quanh.

Trong buổi Hội thảo đơn vị chủ trì đã trình bày tóm tắt những kết quả đã đạt được trong thời gian thực hiện đề tài, xoay quanh các chuyên đề: Một số bệnh hại chính trên cây mía; Điều tra hiện trạng canh tác mía và biện pháp phòng trừ rầy Đầu vàng hại mía tại huyện Cù lao Dung, tỉnh Sóc Trăng; Khảo sát đặc điểm sinh học của rầy Đầu vàng, tác động của một số chủng nấm xanh ký sinh trên rầy Đầu vàng.

Kết quả bước đầu cho thấy, sau 15 ngày xử lý nấm ký sinh trên rầy Đầu vàng hại mía, cả ba nghiệm thức sử dụng chế phẩm nấm Ma-ĐHCT (nấm Xanh của Trường Đại học Cần Thơ) với liều lượng lần lượt là 2,5kg/ha, 3kg/ha và 3,5kg/ha cho hiệu quả diệt rầy Đầu Vàng tương đương khoảng 50%, và không khác biệt so với nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học Nazomi 5WDG. Từ kết quả này, bà con nông dân có thể sử dụng chế phẩm nấm Ma-ĐHCT với liều lượng 2,5kg/ha giảm việc sử dụng thuốc hóa học giúp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.

Theo TS. Trần Văn Hai, Trường Đại học Cần Thơ: Trong thời gian tới, cần tiếp tục thử hiệu lực của các chế phẩm nấm trên rầy Đầu Vàng và khảo sát thêm ảnh hưởng của các loại chế phẩm này lên thiên địch trên diện rộng ở điều kiện ngoài đồng, đồng thời khuyến khích nông dân sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ dịch hại, giảm mức độ sử dụng thuốc hóa học, duy trì và bảo tồn nguồn thiên địch trên ruộng mía.

http://www.sokhcn.soctrang.gov.vn (nvdat)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ