Quan ngại đối với Dự thảo của Thái Lan về Kiểm soát Đồ uống có cồn: Quy định, Quy trình và điều kiện đối với Nhãn của Đồ uống có cồn
Ngày 28/3/2014, Thái Lan thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Kiểm soát Đồ uống có cồn: Quy định, Quy trình và điều kiện đối với Nhãn của Đồ uống có cồn. Kể từ khi thông báo, biện pháp này đã vấp phải nhiều ý kiến quan ngại từ các nước Thành viên WTO. Trong phiên họp tháng 11/2018 của Uỷ ban WTO/TBT, các nước Thành viên WTO tiếp tục có những quan ngại đối với biện pháp này.
Ảnh minh họa
Các quan ngại cụ thể như sau:
- Đại diện của Nhật Bản, Nhắc lại việc Thái Lan tại cuộc họp trước đã tuyên bố tổ chức ba cuộc tham vấn các bên liên quan, Nhật Bản đề nghị Thái Lan phải xem xét ý kiến của các Thành viên đã nêu quan ngại trong mỗi cuộc họp.
- Đại diện của New Zealand thừa nhận và ủng hộ quyền của Thái Lan trong việc đưa ra các quy định mới để giải quyết các mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng và đánh giá cao nỗ lực của Thái Lan trong việc tìm cách giải quyết các nguy cơ có hại khi sử dụng rượu. Tuy nhiên, phái đoàn của New Zealand vẫn bày tỏ quan ngại rằng các yêu cầu ghi nhãn trong quy định không rõ ràng và có thể khó thực hiện trong thực tế. New Zealand đề nghị Thái Lan cập nhật thêm Thành viên tham gia các hoạt động sửa đổi quy định này.
- Đại diện của Guatemala, mặc dù thừa nhận sự cần thiết phải bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và ủng hộ mục tiêu hợp pháp của Thái Lan để giảm mức độ tiêu thụ rượu trong người dân, vẫn cho rằng biện pháp này có thể hạn chế hơn mức cần thiết đối với thương mại. Guatemala nhắc lại rằng tại cuộc họp tháng 6 năm 2018, Thái Lan đã báo cáo về việc xem xét lần thứ hai và kế hoạch đánh giá lại đối với quy định này. Liên quan đến vấn đề trên, phái đoàn của Guatemala đã yêu cầu Thái Lan cung cấp thêm thông tin về các ý kiến nhận được từ các cuộc tham vấn này. Thái Lan cho biết họ sẽ tiến hành đánh giá dài hạn quy định này. Đáp lại, phái đoàn của Guatemala đã yêu cầu làm rõ về ngày đánh giá cũng như kết quả của các cuộc đánh giá. Cuối cùng, Guatemala thắc mắc rằng liệu sẽ có một cuộc tham vấn công khai khác sẽ được tổ chức để làm rõ hơn các yêu cầu về ghi nhãn hay không?
- Đại diện của Argentina cũng lên tiếng đồng ý đối với những quan ngại của các nước thành viên WTO và cho biết phái đoàn Argentina đang theo sát các diễn biến lập pháp đang được tiến hành ở Thái Lan, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến biện pháp kỹ thuật được đề cập.
- Đối với các quan ngại trên, đại diện phái đoàn Thái Lan cho biết như sau:
+ Đồ uống có cồn là một nguyên nhân quan trọng gây nguy hại đối với sức khoẻ và các vấn đề khác đối với người tiêu dùng. Do đó, Thái Lan đã luật hóa và tạo ra các biện pháp kiểm soát rượu và những tác hại liên quan đến rượu. Dự thảo này là một trong những biện pháp đó. Một số quốc gia đã đưa ra quan ngại về thông báo này và yêu cầu Thái Lan giải thích cụ thể. Do đó, Thái Lan muốn tiệp nhận và trả lời các quan ngại đó.
+ Bản cập nhật đầu tiên, đánh giá phiên bản thứ hai của biện pháp kỹ thuật, Văn phòng Ủy ban Y tế Quốc gia đã hoàn tất tất cả các cuộc thảo luận để tiếp thu ý kiến từ các đại diện tư nhân, đại sứ quán, tổ chức chính phủ và xã hội dân sự đối với phiên bản biện pháp kỹ thuật thứ 2 này. Tất cả các ý kiến nhận được đã được phân tích và đề xuất chính thức trên trang web của Văn phòng Ủy ban kiểm soát đồ uống có cồn.
+ Tuy nhiên, những phản đối và ý kiến đối với biện pháp sẽ được đệ trình lên "Tiểu ban về luật pháp, cải thiện luật pháp và điều chỉnh luật dựa theo Đạo luật Rượu B.E. 2551" để có những hành động cụ thể như cải thiện biện pháp kỹ thuật hoặc các lựa chọn thay thế khác.
+ Bản cập nhật thứ hai, đánh giá quy định, Thái Lan đã thông báo cho Ủy ban TBT trong các cuộc họp trước đây về đánh giá ngắn hạn, nhận thấy rằng các thông điệp và hình ảnh trên nhãn đồ uống có cồn có tác động đáng kể đến quyết định mua hàng của người Thái và hình ảnh của các ngôi sao điện ảnh, diễn viên, ca sĩ và vận động viên tỏ ra rất hấp dẫn nhất đối với người tiêu dùng. Về lâu dài, hiện việc đánh giá các quy định vẫn đang trong quá trình.
+ Bản cập nhật cuối cùng, cảnh báo bằng hình ảnh, hiện tại, Thái Lan vẫn đang trong quá trình lựa chọn (các) hình ảnh phù hợp để sử dụng làm cảnh báo bằng hình ảnh trên nhãn rượu. Nếu Thái Lan có thông báo cảnh báo bằng hình ảnh, sẽ thông báo cho Ủy ban TBT.
+ Thái Lan một lần nữa khẳng định rằng Thái Lan tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thương mại tự do và Hiệp định TBT. Quy định này đã được luật hóa phù hợp với bối cảnh quốc gia và các vấn đề nhằm bảo vệ công dân của Thái Lan, đặc biệt là thanh thiếu niên và trẻ em khỏi tác hại của rượu và không có ý định cản trở thương mại.