Điều tra và lập bản đồ dịch tể bệnh lỡ mồm long móng, dịch tả heo, dịch tả vịt tỉnh Cần Thơ
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lưu Phước Hậu; Cơ quan chủ trì: Chi Cục Thú Y TP. Cần Thơ; Cơ quan phối hợp:Khoa Nông nghiệp- Đại học Cần Thơ; Thời gian thực hiện: 2002 - 2003.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh
lở mồm long móng (LMLM), Dịch tả heo (DTH) và Dịch tả vịt (DTV) là những bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm trong chăn nuôi vì khả năng lây lan mạnh và thiệt hại
kinh tế lớn do không có kháng sinh đặc hiệu để điều trị. Trong thời gian vừa
qua, bệnh đã gây thiệt hại nhiều trong chăn nuôi gia súc gia cầm (GSGC) của
nhiều nông hộ tỉnh Cần Thơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi
và đời sống kinh tế xã hội. Để hạn chế thiệt hại, ngành thú y tỉnh Cần Thơ đã
lập kế hoạch tổ chức tiêm phòng hàng năm. Tuy nhiên, do chưa có bản đồ dịch tễ
nên các đợt tiêm phòng thường tổ chức trên diện rộng trong toàn tỉnh, tốn nhiều
công sức nhưng tỉ lệ tiêm phòng thấp, dịch bệnh vẫn có nhiều nguy cơ xảy ra.
Hơn nữa việc vận chuyển, giao lưu mua bán GSGC giữa các tỉnh hiện nay đang phát
triển mạnh cũng là nguyên nhân làm lây lan phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Do
đó, điều cần thiết hiện nay là phải điều tra xác định bệnh, xác định các nguồn
lây lan để có kế hoạch chủ động phòng ngừa một cách hiệu quả.
II.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu:
- Điều tra tổng đàn và cơ cấu đàn
GSGC tại thời điểm hiện tại nhằm đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi chung
trong toàn tỉnh
- Điều tra tình hình dịch bệnh đã
xảy ra trong quá khứ từ 1995 -2001 nhằm xác định căn nguyên và những yếu tố có
liên quan trong việc phát sinh dịch bệnh trong thời gian qua.
- Điều tra tình hình bệnh LMLM, DTH
và DTV năm 2002 nhằm đánh giá hiện trạng của lưu hành bệnh
- Phân lập các chủng virus gây bệnh
LMLM, DTH và DTV gây bệnh tại các ổ dịch, định hướng cho việc lựa chọn type
vaccine phù hợp
- Xác định độc lực chủng virus gây
bệnh DTV tại Cần Thơ nhằn đánh giá nguy cơ của dịch bệnh.
2. Nội dung:
- Tổ chức điều tra tại hiện trường để quan sát
triệu chứng và lấy mẫu bệnh phẩm tại vùng ổ dịch.
- Bố trí các thí nghiệm và mổ khám
để chẩn đoán dịch bệnh.
- Thực hiện các quy trình tiêm phòng
và đánh giá hiệu quả bảo hộ của vacccine.
- Theo dõi hướng dẫn ghi chép diễn
biến tình hình dịch bệnh đàn GSGC cho các hộ chăn nuôi bằng các phiếu.
- Thiết lập hệ thống giám sát dịch
tễ tại từng cơ sở xã phường để báo cáo nhanh các trường hợp bệnh xảy ra.
3.Phương pháp thực hiện
·
Tập
huấn điều tra dịch tễ :
·
Điều tra thu thập số liệu: điều tra hồi cứu tình hình dịch bệnh
1995 - 2002 và điều tra cắt ngang tình hình chăn nuôi thú y từ 12/02/2003 -
28/2/2003 tại 3 xã/một huyện. Điều tra
tình hình chung về chăn nuôi thú y, điều tra về tình hình dịch bệnh tại 117 xã.
·
Thu
thập bệnh phẩm xét nghiệm:
lấy mẫu máu để định lượng kháng thể, xác định mức độ lưu hành bệnh : DTH, LMLM
heo, LMLM trâu bò và DTV. Lấy mẫu bệnh phẩm phát hiện và định type virus gây
bệnh.
·
Thí nghiệm công cường độc xác định độc lực
virus Dịch tảvịt: xây
dựng 02 khu trại nuôi động vật thí nghiệm nuôi các loại thuỷ cầm để thực hiện
các thí nghiệm nghiên cứu độc lực virus qua công cường độc.
·
Thành lập hệ thống giám sát dịch tễ các cấp: tập huấn qui trình lấy mẫu, gởi mẫu bệnh
phẩm và ghi chép lưu trữ số liệu về dịch bệnh cho cán bộ giám sát dịch tễ cơ
sở.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Tình hình chăn nuôi qua kết quả điều tra:
27
phường xã đại diện cho khu vực chăn nuôi phát triển, khu vực chăn nuôi trung
bình và khu vực có chăn nuôi kém phát triển để suy rộng cho toàn tỉnh Cần Thơ
- Tổng đàn GSGC: số liệu thống kê cho thấy từ 1995 -
2001, đàn GSGC tỉnh Cần Thơ phát triển rất chậm. Trong đó, đàn trâu giảm liên
tục, đàn bò sau giai đoạn giảm đến năm 1998 gia tăng trở lại nhưng chủ yếu do
mua thêm từ các tỉnh lân cận như An Giang, Kiên Giang và các tỉnh miền Đông Nam
bộ. Đàn heo và gia cầm có gia tăng hàng năm nhưng số lượng không đáng kể.
-
Cơ cấu đàn GSGC tỉnh Cần Thơ:
+ Cơ cấu đàn heo: theo tính toán bình quân 1 heo nọc phụ
trách phối giống cho 46,75 nái, hiện nay
nhiều hộ chăn nuôi đã áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Do đó, việc gia
tăng số lượng đàn heo nọc là không cần thiết mà chủ yếu là đầu tư cải tạo chất
lượng con giống.
Hiện
nay, khoảng 25% heo giết mổ trong tỉnh là nhập từ các tỉnh trong khu vực. Ngoài
ra, nguồn heo con nhập từ các tỉnh phía Bắc rất lớn và trong số heo này có hơn
50% đã được giữ lại nuôi thịt, việc này làm tăng thêm khó khăn trong việc kiểm
soát và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh của tỉnh.
+ Cơ cấu đàn đàn trâu bo: đàn trâu tỉnh Cần Thơ chỉ còn số lượng rất ít tại một
số huyện như Long Mỹ, Vị Thủy. Riêng đàn bò trong 3 năm gần đây tăng rất nhanh do
phát triển đàn bò theo hướng sản xuất sữa. Tuy nhiên, hiện nay việc nhập bò ồ
ạt từ nhiều nguồn đang làm cho việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn như
tỉnh chưa thành lập khu cách ly kiểm dịch. Nguồn thức ăn xanh cung cấp cho đàn
bò hiện không đáp ứng nhu cầu. Người chăn nuôi chưa được tập huấn đầy đủ về kỹ
thuật nuôi và phòng trị bệnh cho bò cao sản nên thường xảy ra dịch bệnh và năng
suất không cao.
+
Cơ cấu đàn gia cầm: phát
triển tương đối ổn định, trong đó đàn vịt gia tăng mạnh, hiện nay đàn gà nuôi chủ yếu qui mô nhỏ
<100 gà/đàn với hình thức nuôi thả quanh quẩn trong vườn nhà.
2. Tình hình xuất nhập GSGC: do tỉnh Cần Thơ chủ yếu là nơi tiêu thụ
sản phẩm nên số lượng GSGC chủ yếu là nhập từ nơi khác về để đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ trong tỉnh. Năm 2002, số lượng nhập là 843.016 con gà thịt và gà con,
385.250 con vịt thịt và vịt con. Qua đó cho thấy số lượng GSGC nhập tỉnh gia
tăng hàng năm làm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cũng gia tăng theo nếu khâu kiểm
soát dịch bệnh không được thực hiện nghiêm nhặt.
- Phương thức chăn nuôi các loại GSGC
Đàn heo: chủ yếu là chăn nuôi gia đình, số trại
chăn nuôi tập trung rất ít, chỉ có 05 trại chăn nuôi quốc doanh, 02 trại gia
công của Công ty CP Group và 23 trại heo tư nhân. Các trại chăn nuôi chủ yếu
cung cấp heo con giống. Chăn nuôi heo tại Cần Thơ còn rất phân tán, hơn 70,97%
số hộ chỉ nuôi từ 1 - 5 heo. Số hộ chăn nuôi với qui mô trên 50 con chỉ có 213
hộ. Hình thức chăn nuôi gia đình là phổ biến chiếm đến 95,5% số hộ chăn nuôi.
Nuôi công nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ 4,5% chủ yếu là các trại chăn nuôi quốc doanh
và các hộ chăn nuôi qui mô trên 50 con.
Thức ăn công nghiệp được sử dụng phổ
biến, hơn 80% số hộ chăn nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi và
có sự kết hợp việc tận dụng phụ phẩm trồng trọt (tấm, cám...), phụ phẩm chế
biến (cặn bột trong sản xuất bún, hủ tiếu...) và thức ăn dư (nhà hàng, quán ăn...)
Giống heo nuôi tại Cần Thơ chủ yếu
là heo lai Yorkshire, Landrace, Duroc và heo địa phương, trong đó tỉ lệ máu heo
ngoại rất cao.
Đàn trâu bò: đàn
trâu thịt tỉnh Cần Thơ có số lượng rất thấp (992 con) chủ yếu nuôi chăn thả,
tận dụng thức ăn rơm cỏ tự nhiên. Chuồng trại tre lá, nền đất đơn sơ hoặc chỉ
cầm cột trong vườn nhà. Đàn bò có 624 bò sữa (giống HF thuần nhiệt đới và thế
hệ F1, F2) chủ yếu nuôi tại Nông trường Sông Hậu và Trung tâm Giống Nông nghiệp
được nuôi theo phương pháp công nghiệp có chuồng trại kiên cố, trên 3.000 bò
thịt hầu hết đều được nuôi theo phương pháp bán chăn thả, qui mô nhỏ, (2 - 4
con/hộ) chuồng trại tạm bợ như các hộ nuôi trâu. Số hộ nuôi nhốt qui mô 10 - 20
con, có đầu tư chuồng trại kiên cố chỉ chiếm 5% tổng đàn.
Đàn vịt: nuôi tập trung nhiều ở Long Mỹ, Ô Môn,
Thốt Nốt, Phụng Hiệp, Vị Thuỷ... chia theo nhóm vịt:
nhóm hướng thịt: chiếm 9% tổng đàn vịt, chủ yếu là vịt xiêm, vịt siêu thịt, vịt
xiêm Pháp; nhóm vịt hướng trứng: chiếm 38% tổng đàn, chủ yếu vịt Tàu rằn có
năng suất trứng cao (270 quả/năm). Vịt trứng Khaki Cambpell được nuôi với số
lượng ít; nhóm vịt kiêm dụng: chiếm 53% tổng đàn, bao gồm vịt Bắc Kinh, Nông
nghiệp, Tiệp khắc, các giống vịt lai có màu lông trắng... nhóm này có tầm vóc
khá lớn, có thể bán loại vịt trống thịt lúc 2,5 tháng tuổi (vịt trưởng thành
đạt 2,5 - 3kg), vịt mái được giữ lại nuôi lấy trứng vì có năng suất trứng khá
(200 trứng/năm).
Về
phương thức chăn nuôi thì chăn nuôi nhỏ, quảng canh chiếm ưu thế. Vịt được nuôi
với số lượng 100 - 200 vịt/đàn được chăn thả trên đồng ruộng sông rạch để tận
dụng thức ăn tự nhiên, thức ăn chính
trong nuôi vịt là lúa, thức ăn hỗn hợp chỉ sử dụng nuôi thâm canh qui mô lớn ở
các đàn vịt giống. Tại các hộ nuôi vịt, thức ăn hỗn hợp thường chỉ sử dụng lúc
vịt còn nhỏ trong giai đoạn úm.
3.
Tình hình dịch và phòng chống dịch bệnh
- Tình hình tiêm phòng: việc phòng bệnh bằng vaccine cho đàn gia súc gia cầm tỉnh
Cần Thơ còn nhiều hạn chế. Đối với heo, tỉ lệ tiêm phòng chỉ đạt từ 10 - 50%/
tổng đàn đối với từng loại bệnh. Đối với vaccine DTV tỉ lệ phòng chỉ đạt
25%/tổng đàn. Tiêm phòng LMLM trên đàn trâu bò chỉ đạt 37%. Do tỉ lệ tiêm phòng
thấp nên nguy cơ bộc phát dịch bệnh cho đàn GSGC trong tỉnh ở mức cao. Đàn heo
được ngành thú y tỉnh tổ chức tiêm phòng đại trà 2 đợt trong năm với vaccine
phòng bệnh chính là Dịch tảvà LMLM, các loại vaccine khác như Tụ huyết trùng,
Phó thương hàn, Parvovirus, Mycoplasma, E.coli ... được tiêm phòng thường xuyên
theo yêu cầu người chăn nuôi với hình thức dịch vụ kỹ thuật. Đàn trâu bò được
tiêm phòng vaccine LMLM và Tụ huyết trùng tổ chức cùng đợt tiêm phòng đại trà
với heo. Riêng đàn gia cầm do tính đặc thù
chăn nuôi phân tán, chăn thả, qui mô nhỏ và có số lượng rất lớn (năm
2002, đàn gia cầm đạt 5.088.190 con), nên ngành thú y không tổ chức tiêm phòng
đại trà mà chỉ cung ứng vaccine và hướng dẫn qui trình phòng bệnh để người chăn
nuôi có thể tự thực hiện.
- Tình hình
chung về dịch bệnh
+ Bệnh trên heo: ngoài bệnh LMLM thì các bệnh khác
như Dịch tả(1.764), phó thương hàn
(40.968 con), tụ huyết trùng (31.404 con), Ecoli. Bệnh xảy ra phổ biến trong
chăn nuôi gia đình tại nhiều địa phương. Bệnh DTH chiếm tỉ lệ thấp: chỉ 1,13 %
trong tổng số trường hợp chẩn đoán bệnh nhưng tỉ lệ chết rất cao (82,43%)
+ Bệnh trên trâu bò: ngoại trừ bệnh lở mồm long móng xảy ra
trong một số năm có dịch, còn lại các bệnh truyền nhiễm khác trên đàn trâu bò
ít xảy ra. Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá như sán lá gan có tỉ lệ nhiễm khá
cao từ 20 - 30%.
+ Bệnh trên đàn vịt: xảy ra chủ yếu
trên vịt bố mẹ và tập trung vào các tháng 3 -5 và 10 -12. Không có sự khác biệt
nhiều về tỉ lệ bệnh và tỉ lệ chết giữa các phương thức chăn nuôi. Tỉ lệ vịt
chết do bệnh trong các ổ dịch không xác định được vì hầu hết các hộ nuôi qui mô
nhỏ thường bán chạy cả đàn khi vịt phát bệnh. Một số hộ nuôi vịt đàn số lượng
lớn >200 vịt/ đàn có tích cực điều trị nhưng kém hiệu quả vì chỉ chẩn đoán
qua triệu chứng và mổ khám nên độ chính xác không cao.
-
Tình hình bệnh LMLM:
bệnh LMLM phát sinh trên đàn gia súc tỉnh Cần Thơ từ năm 1995. Bệnh đã xảy ra
trên đàn trâu bò thuộc 7/9 đơn vị huyện của tỉnh với tổng số 37 ổ dịch , tổng
số bệnh là 499 con, trong đó chết 27 con, bệnh chủ yếu tập trung nhiều tại
TP.Cần Thơ. Năm 2002, bệnh xảy ra với số lượng lớn (283 con) là thời điểm nhiều hộ chăn nuôi mua bò từ nhiều nơi, nhiều bò
không qua kiểm dịch, không được tiêm phòng đầy đủ nên bệnh xảy ra.
Từ 1995 đến nay, toàn tỉnh Cần Thơ đã xảy
ra 218 ổ dịch LMLM với tổng số heo bệnh là 7.011 con, trong đó số chết và xử lý
loại thải lên đến 3.371 heo. Nguồn bệnh LMLM tại TP. Cần Thơ chủ yếu là do lây nhiễm từ gia súc vận chuyển
nhập tỉnh và nguồn gia súc tập trung để giết mổ. Qua thống kê, có đến 949
trường hợp heo bệnh có nguồn gốc từ ngoài tỉnh, chiếm 40% tổng số heo bệnh được
phát hiện.
- Bệnh DTH: bệnh xuất hiện lẻ
tẻ quanh năm, có 82,36% là phát bệnh tại chỗ nhưng không rõ nguyên nhân. Bệnh
có tính chất cục bộ, lây lan nhanh trong cùng một ô chuồng với tỉ lệ cao
(khoảng 80%) nhưng không lây lan thành diện rộng sang các hộ chăn nuôi vùng lân
cận.
- Bệnh DTV: tỉ lệ mắc bệnh chung là 14,5%. Bệnh xảy
ra với tỉ lệ cao: ở TP Cần Thơ 769,/7.431, Thốt Nốt (1.157/7.431), Châu Thành A
là nơi có điều kiện chăn nuôi thuận lợi, nhưng lại xảy ra với tỉ lệ thấp hơn ở
những vùng có điều kiện khó khăn hơn như
Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thuỷ.
4. Đánh giá về một số yếu tố tác
động đến dịch bệnh
+ Phương thức chăn nuôi: do hình thức chăn nuôi nhỏ lẽ, phân tán
nên việc kiểm soát và quản lý dịch bệnh của ngành thú y còn gặp nhiều khó khăn.
Khi bệnh bộc phát, gây chết nhiều gia súc thì người nuôi mới khai báo, do đó
khi ngành thú y triển khai các phương án chống dịch thì bệnh đã lây lan diện
rộng do sự bán chạy gia súc bệnh.
+ Con giống: hơn 90% số hộ chăn nuôi sử dụng nguồn
giống heo tại địa phương do tự gây giống hoặc mua từ những hộ nuôi heo nái đẻ
tại địa phương, đây là yếu tố thuận lợi cho việc quản lý dịch bệnh tại cơ sở.
Riêng bệnh LMLM, đã xử lý chôn hủy 975 heo con nguồn gốc
từ các tỉnh nhập về kinh doanh mua bán tại Cần Thơ. Trong năm 2002, nhiều đơn
vị và hộ chăn nuôi đã mua bò không rõ nguồn gốc, chưa được tiêm phòng đầy đủ và
không khai báo kiểm dịch khi đem về địa phương nuôi làm lây lan phát sinh dịch
bệnh.
+ Qui trình phòng bệnh: do chăn nuôi phân tán và thả lan (trâu
bò), qui mô nhỏ (heo), chạy đồng (vịt) nên việc áp dụng các qui trình phòng
bệnh còn nhiều hạn chế. Qui trình phòng bệnh của ngành Thú y hiện nay chủ yếu
là tiêm phòng đại trà tổ chức định kỳ 2 đợt trong năm (vào tháng 3- 4 và tháng
9 - 10 ) với kết quả chưa cao. Còn lại việc phòng bệnh là do mạng lưới thú y cơ
sở làm dịch vụ thú y, tiêm phòng theo yêu cầu của người chăn nuôi.Việc thực
hiện phòng trị bệnh của ngành thú y thường chỉ tập trung trên đàn heo, việc
phòng trị bệnh trên đàn vịt do chủ nuôi tự thực hiện nên hiệu quả chưa cao. Các
trại chăn nuôi và các hộ chăn nuôi có qui mô lớn thường
áp dụng qui trình phòng bệnh chặt chẽ hơn, tự mua vaccine về tiêm. Tuy nhiên
việc khống chế dịch bệnh của các trại chăn nuôi tư nhân còn nhiều hạn chế, nhất
là vào thời điểm giá heo xuống thấp, nhiều trại bỏ qua nhiều đợt tiêm phòng
theo qui định. Hậu quả là bệnh LMLM xảy ra làm thiệt hại nhiều trại chăn nuôi.
Việc sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại, tiêu độc và thực hiện các biện pháp
phòng bệnh bằng vệ sinh, cách ly kiểm dịch trong chăn nuôi ít được áp dụng.
5. Thành lập hệ thống giám sát dịch tễ và theo dõi ghi chép số liệu: hệ
thống giám sát dịch tễ đã được thành lập gồm hệ thống tổ
chức tập huấn cho 453 nhân viên thú y cơ
sở, đào tạo 18 nhân viên thú y tuyến huyện có khả năng lấy mẫu bệnh phẩm khi
xảy ra dịch bệnh tại địa phương, đào tạo 2 nhân viên chuyên về kỹ thuật ELISA
chẩn đoán xét nghiệm bệnh gia súc gia cầm.
Số liệu ghi
chép theo mẫu biểu bảng in sẳn tuỳ từng cơ sở mà có nội
dung phù hợp. Báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi xảy ra dịch bệnh. Hệ
thống báo cáo và tập hợp số liệu theo sơ đồ trên.
6. Kết quả điều tra huyết thanh học và thu thập bệnh phẩm :
- Kết
quả điều tra huyết thanh học:
Bệnh LMLM trên heo:
kết quả xét nghiệm số mẫu kiểm ở 3 đơn vị huyện cho thấy chỉ có 58% heo có độ
bảo hộ về bệnh LMLM, như vậy đàn heo trong tỉnh có khả năng nhiễm bệnh LMLM rất
cao.
Bệnh LMLM trên trâu
bò: xét nghiệm huyết
thanh trâu bò cho thấy đàn trâu bò được tiêm phòng LMLM khá tốt, tỉ lệ bảo hộ
đạt từ 82,45% cho thấy vaccine đang sử dụng có hiệu lực miễn dịch cao, nếu được
tiêm phòng đầy đủ thì khả năng khống chế bệnh LMLM có
thể thực hiện được.
Trên vịt:
thực hiện lấy mẫu máu trên vịt chưa được tiêm phòng vaccine DTV. Tỉ lệ vịt có
huyết thanh dương tính DTV trong thời điểm điều tra 29,59% cho thấy khả năng
tiếp xúc và nhiễm bệnh DTV trên đàn vịt tỉnh Cần Thơ khá cao. Trong đó, vịt
thường có tỉ lệ dương tính đến 44, 55% và vịt xiêm là 15,42%, cho thấy chăn
nuôi thả đồng có tỉ lệ nhiễm bệnh DTV cao hơn vịt nuôi nhốt và chăn thả hạn
chế.
- Thu
thập mẫu bệnh xác định bản chất bệnh
Bệnh LMLM: qua
thu thập bệnh phẩm các trường hợp bệnh LMLM tại các huyện trong tỉnh, đã xác
định được type virus gây bệnh LMLM tại Cần Thơ là type O, điều này rất quan
trọng trong việc lựa chọn vaccine phòng bệnh. Kết quả xét nghiệm type virus gây
bệnh tại Cần Thơ hiện nay cho thấy việc sử dụng vaccine type O vẫn còn phù hợp.
Bệnh DTH: kết
quả xét nghiệm huyết thanh heo đã tiêm phòng cho thấy có 79,41% heo được tiêm
phòng đạt mức bảo hộ, tỉ lệ này cho thấy khả năng phát bệnh trên đàn heo đã
tiêm phòng khi tiếp xúc với mầm bệnh vẫn ở mức khá cao.
Bệnh DTV:
tỉ lệ phát hiện virus gây bệnh trong các mẫu bệnh phẩm vịt chết nghi bệnh DTV
chỉ đạt 34,88%. Tỉ lệ phát hiện thấp có thể do hạn chế của phương pháp chẩn
đoán lâm sàng, nhưng kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy có sự hiện diện của
virus DTV trong một số mẫu. Như vậy, xác định là có virus gây bệnh DTV hiện
diện trong chăn nuôi vịt tại địa phương.
7. Kết quả thí nghiệm công cường độc (CCĐ) để xác định độc
lực virus DTV
Các loại thủy cầm đều mẫn cảm với virus
DTV. liều DLD 50 cho từng lọai theo dõi qua 14 ngày sau CCĐ là :vịt
107 LD50/ml ; vịt xiêm:106.3 LD50/ml ;
ngỗng: 104.5 LD50/ml. bệnh và chết nhanh nhất sau CCĐ
là:vịt, vịt xiêm. Riêng ngỗng có khả năng kéo dài thời gian bệnh và chết.
-
Khi CCĐ thủy cầm có thể chết nhanh sau 3-4 ngày nhưng cũng có thể mang bệnh
trong thời gian khá lâu (33 ngày).
8. Kết quả thí nghiệm xây dựng qui trình tiêm phòng DTV: tiêm phòng lúc 7 ngày tuổi có đáp ứng
miễn dịch thấp nhất (76,67 % và 73,33% ở các thời điểm lấy mẫu xét nghiệm). Tuy
nhiên, xét về hiệu quả kinh tế thì tiêm phòng lúc 14 ngày tuổi là kinh tế nhất
vì chỉ tiêm 1 lần, giảm được chi phí vaccine và công tiêm phòng.
IV.KẾT LUẬN
1. Có sự lưu hành của bệnh LMLM, DTH
và DTV của GSGC đang nuôi trong tỉnh. Tỉ
lệ lưu hành bệnh sẽ được củng cố và xác lập qua công tác giám sát dịch tễ trong
thời gian tới.
2. Bệnh LMLM, DTH và DTV xảy ra lẻ tẻ và quanh năm không có chu kỳ nhất định.
3. Type virus gây bệnh LMLM xác định
là type O, phù hợp với chủng vaccine đang sử dụng tiêm
phòng hiện nay.
4. Chủng virus gây bệnh Dịch tả trên
vịt tỉnh Cần Thơ có độc lực cao, gây chết vịt thí nghiệm với liều 107
LD50/ml .
5. Qui trình tiêm phòng vaccine DTV
lần đầu lúc 14 ngày tuổi cho thấy đáp ứng miễn dịch cao và hiệu quả kinh tế .
6. Phương thức và tập quán chăn nuôi
gia súc gia cầm tại các nông hộ như phân tán, qui mô nhỏ, điều kiện vệ sinh
chăm sóc kém... ảnh hưởng bất lợi nhiều đến tới qui trình phòng chống dịch bệnh
đang được triển khai.