Nghiên cứu và triển khai áp dụng mô hình năng suất xanh cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Chủ nhiệm dự án:Cn Lê Quang Minh; Cơ quan chủ trì: Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng công nghệ Cần Thơ; Cơ quan phối hợp: Phòng Môi trường Sở KH,CN và MT tỉnh Cần Thơ; Trung tâm Năng suất xanh Việt Nam; Thời gian thực hiện: 4/2002 -7/2004.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong
sản xuất nông nghiệp, trong sinh hoạt, người dân nông thôn và ven đô thị đã
thải ra môi trường một lượng chất thải khá lớn gây ô nhiễm không khí, nước mặt
và nước ngầm. Nguyên nhân là do thói quen canh tác sử dụng nhiều phân hóa học,
nông dược và thói quen phóng uế bừa bãi xuống sông rạch...
Để
từng bước khắc phục thực trạng trên, Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng công nghệ
Cần Thơ phối hợp với phòng Môi trường (Sở KH,CN và MT) và các ngành hữu quan
thực hiện dự án “Nghiên cứu và triển khai mô hình năng suất xanh cho phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tại ấp Định Phước, xã Định Môn,
huyện Cờ Đỏ và ấp 4 của thị trấn Long Mỹ, huyện Long My”.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
THỰC HIỆN DƯ ÁN:
1.
Mục tiêu:
Nâng
cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, trong
sinh hoạt thông qua truyền thông, tập huấn và mô hình trình diễn.
2.
Nội dung:
-
Thành lập nhóm năng suất xanh (NSX) gồm: nhóm trưởng và các thành viên là những
người có uy tín, có trình độ và nhiệt tình.
-
Điều tra khảo sát và đánh giá các giải pháp cùng với sự hỗ trợ của các chuyên
gia và điều phối viên dự án.
-
Xây dựng kế hoạch thực hiện cùng điều phối viên dự án.
-
Triển khai thực hiện các giải pháp NSX tại vùng dự án.
3. Phương pháp:
Theo phương pháp luận thực hiện dự án
NSX.
- Điều tra, khảo sát,
thu thập thông tin về cộng đồng vùng dự án (kinh tế, môi trường,...).
- Đào tạo, tập huấn:
nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường (BVMT), các kỹ thuật canh tác nông
nghiệp,...
- Truyền thông: nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường, thiết kế mẫu tờ rơi, pano; phát thanh thường kỳ
các bản tin về BVMT, về sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng mô hình và
chuyển giao kỹ thuật: xây dựng mô hình điểm về
xử lý chất thải, cung cấp nước sạch, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất nông nghiệp...
- Xây dựng qui chế BVMT
cho vùng dự án.
III. KẾT QUẢ:
Thành
lập 02 nhóm NSX tại ấp Định Phước, xã Định Môn và ấp 4 thị trấn Long Mỹ. Thông
qua tập huấn, nhóm NSX đã nắm được phương pháp luận thực hiện dự án NSX và đã
đóng vai trò tích cực trong triển khai thực hiện dự án.
- Tổ chức 02 lớp tập
huấn hướng dẫn nhóm NSX phương pháp điều tra thu thập thông tin, đã điều tra
500 hộ về hiện trạng kinh tế, xã hội, môi trường tại vùng dự án.
- Tổ chức 8 lớp tập huấn
với 400 hộ tham dự. Nội dung tập huấn là giới thiệu, phổ biến các biện pháp
BVMT trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp...
- Trang bị 100 bảng so
màu lá lúa giúp nông dân cách bón phân hợp lý nhằm giảm chi phí sản xuất và góp
phần BVMT.
- Thiết kế 04 pano, in
ấn 4.000 tờ rơi quảng bá về NSX và BVMT.
- Xây dựng 17 hố xí hợp
vệ sinh hộ gia đình, 30 túi ủ biogas cộng với bếp cải tiến.
- Trang bị 60 dụng cụ sạ lúa theo hàng.
- Xây dựng lắp đặt 06
giếng khoan nước và bể lọc.
- Xây dựng 02 qui chế
BVMT.
- Nhận thức của người dân về BVMT được
nâng lên cụ thể:
+
Nhiều hộ có các hoạt động sản xuất chăn nuôi đã liên hệ với Ban Quản lý dự án
đăng ký thực hiện mô hình biogas hoặc nhờ dự án hướng dẫn tư vấn nơi thực hiện
túi ủ, hầm ủ biogas để đầu tư.
+
Một số hộ dân trước đây sử dụng trực tiếp nguồn nước mặt, nước ngầm chưa qua xử
lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ để sinh hoạt, khi được tập huấn hướng dẫn phương pháp
xử lý nước đã ứng dụng xây thêm các ngăn lọc hoặc lu chứa nước, khử trùng nước
bằng cloramin B trước khi sử dụng.
+
Rác thải sinh hoạt được chôn lấp hoặc phân loại, để đơn vị thu gom rác địa
phương vận chuyển xử lý.
+
Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất, giảm
chi phí sản xuất và BVMT như sử dụng bảng so màu lá lúa, các dụng cụ sạ lúa
theo hàng, giếng nước sạch, hầm ủ biogas...
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1.
Kết luận:
- Qua kết quả thực hiện
dự án cho thấy, hoạt động của dự án rất thiết thực với người dân, nhất là người
dân ở khu vực nông thôn. Người dân ở vùng dự án rất đồng tình, ủng hộ và đánh
giá cao hiệu quả dự án.
- Việc nhân rộng mô hình
của dự án cho các nơi khác hoàn toàn có thể thực hiện. Đặc biệt, với mô hình đã
có, với kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy, nhóm NSX của địa phương sẽ góp
phần tự giải quyết nhiều vấn đề tồn tại ở địa phương mà không cần sự hỗ trợ ở
bên ngoài...
- Để nhóm NSX tiếp tục
duy trì hoạt động có hiệu quả và tiếp tục là nồng cốt để giải quyết những vấn
đề mới phát sinh ở địa phương, Ban chủ nhiệm dự án, nhóm NSX kiến nghị chính
quyền địa phương, ban ngành tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm NSX hoạt
động. Nhất là đưa hoạt động của nhóm NSX vào cơ cấu quản lý của địa phương và
tìm nguồn kinh phí cho hoạt động của nhóm như thành lập quỹ BVMT ở địa phương
bằng cách trích một phần kinh phí thu được từ hoạt động quản lý thu gom rác
thải, thu tiền nước sạch hoặc nhóm NSX làm dịch vụ như xây dựng hầm ủ biogas,
giếng nước sạch. Lợi nhuận thu được từ họat động này một phần được trích làm
kinh phí hoạt động cho nhóm.