Xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò sữa trong chăn nuôi hộ gia đình tại xã Giai Xuân, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ (cũ).
Chủ nhiệm dự án: Cn. Nguyễn Xuân Hòa và KS. Nguyễn Ngọc Chiến; Cơ quan chủ trì: Ban Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp TP. Cần Thơ; Cơ quan phối hợp:- Chi cục Thú y, Trạm Khuyến nông TP. Cần Thơ, Trạm Thú y TP. Cần Thơ và UBND xã Giai Xuân; Thời gian thực hiện:2001-2003.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Giai Xuân là một xã vùng ven
thành phố Cần Thơ. Các năm gần đây, giao
thông thủy bộ nơi đây rất phát triển, thuận lợi cho việc đi lại. Người dân ở
đây có tinh thần học hỏi, cầu tiến, mạng lưới khuyến nông xã họat động tích
cực, chính quyền địa phương quan tâm và tạo điều kiện tốt để triển khai các
chương trình dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là nơi
có khả năng để tiếp nhận triển khai dưới dạng mô hình ứng dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật.
Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò sữa trong chăn nuôi hộ gia đình tại xã Giai
Xuân, TP. Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ” là biện pháp tích cực nhằm khai thác các thế
mạnh của xã và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi vào địa
phương.
II.
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG
1. Mục tiêu
- Xây dựng mô hình nuôi bò sữa ở hộ
gia đình áp dụng những tiến bộ kỹ thuật như gieo tinh nhân tạo bò, sử dụng thức
ăn tinh, bổ sung chất khoáng bằng khối đá liếm, trồng cỏ voi chủ động thức ăn
thô xanh cho bò… để đưa ra một qui trình chăn nuôi bò sữa phù hợp trong điều
kiện nước ngọt đồng bằng của tỉnh Cần Thơ (cũ) và tăng sản lượng bò sữa trên
chu kỳ lên 10% so với thế hệ bò lai đang
nuôi trong tỉnh.
- Nhân rộng kết quả các mô hình: mô
hình nuôi bò sữa ở hộ gia đình có ý nghĩa chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mô hình sẽ phát huy hiệu quả kinh tế cao và giải
quyết việc làm cho người lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật viên trong
địa bàn:
+ Đào tạo kỹ thuật viên
chăn nuôi bò sữa: 05 người.
+ Đào tạo kỹ thuật viên
gieo tinh bò: 02 người.
+ Tập huấn cho nông dân
kỹ thuật chăn nuôi bò sữa: 200 người.
2.
Nội dung
- Điều tra thực địa và chọn hộ tham
gia dự án.
- Huấn luyện đào tạo.
- Ứng dụng phần mềm vi tính theo dõi
quản lý giống bò sữa.
- Chuyển giao bò sữa giống lai F1,
F2…
- Chuyển giao giống cỏ voi trồng làm
thức ăn xanh cho bò.
- Áp dụng gieo tinh nhân tạo cho bò.
- Chuyển giao thức ăn tinh, khối đá
liếm dinh dưỡng.
- Theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Chọn địa điểm và qui mô thực hiện.
III. KẾT QUẢ DỰ ÁN
1.
Kết quả công tác đào tạo, tham quan, tập huấn:
Ban chủ nhiệm dự án đã liên kết với
khoa Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ và trại Chăn nuôi bò sữa của Nông
trường Sông Hậu tổ chức 02 đợt tập huấn, đào tạo chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi
bò sữa cho nông dân gồm:
-
Đợt
1: 12 hộ nông dân xã Giai Xuân.
-
Đợt
2: 150 hộ nông dân có chăn nuôi bò trên địa bàn các phường, xã thuộc TP. Cần
Thơ.
-
Cử
01 cán bộ kỹ thuật dự tập huấn về chương trình bò sữa tại trường Đại học Cần
Thơ.
-
Tổ
chức cho nông dân tham gia dự án và Ban chủ nhiệm dự án tham quan học tập kinh
nghiệm chăn nuôi bò sữa tại huyện Đức Hòa (Long An), Củ Chi ( TP. Hồ Chí Minh)
và tỉnh Bình Dương thời gian 03 ngày.
2. Kết quả xây dựng mô hình
Qua thời gian thực hiện, tình hình
phát triển đàn bò sữa đạt kết quả như sau:
- Số lượng bò cái HF sinh sản theo
dự án :10 con
- Số lượng bò cái HF bị loại thải và
chết :02 con
- Số lượng bò cái HF sinh sản của dự
án còn lại :08 con
- Số lượng bò cái HF sinh sản đến
kết thúc dự án :10 con (08 con cái cũ
và 02 con bê cái chuyển lên).
- Số lượng bê được sinh sản :03 con
bê cái và 02 con bê đực.
-
Trọng lượng bê sơ sinh bình quân :
25 - 30 kg.
- Lượng sữa sản xuất trung
bình/ngày/cái HF sinh sản: 8 - 10 lít.
3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
- Giải quyết được việc làm cho nông dân trong thời gian nhàn
rỗi và qua tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, dự án đã tác động các dịch vụ
khác phát triển và thu hút thêm lao động có việc làm.
- Tạo thêm ngành nghề mới trong nông thôn, góp phần chuyển
đổi cơ cấu vật nuôi, tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi từng bước công nghiệp
hóa nông nghiệp nông thôn.
III. KẾT LUẬN
Chăn nuôi bò sữa trong khu vực
nông hộ cho thấy có hiệu quả kinh tế. Nếu được trang bị kiến thức, kỹ thuật
chăn nuôi, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, được sự hỗ trợ các dịch vụ kỹ thuật
thì nghề nuôi bò sữa sẽ được tiếp tục phát triển.
Qua thời gian thực hiện, Ban Chủ
nhiệm dự án ghi nhận về việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật:
-
Về gieo tinh nhân tạo: người chăn nuôi đã biết phát hiện bò lên giống, tuy
nhiên việc phối giống cho bò thường xuyên bị trở ngại (do không có nitơ, không
có tinh,...) làm cho quá trình sinh sản bị chậm.
-
Về chăm sóc nuôi dưỡng: một số hộ áp dụng tốt các khuyến cáo của ngành chuyên
môn đạt kết quả đàn bò tốt: trồng cỏ, bổ sung đá liếm, sử dụng hợp lý thức ăn
thô xanh và thô khô, có bổ sung thức ăn tinh, áp dụng vắt sữa, cai sữa hợp lý,
tiêm phòng triệt để, tẩy giun sán đúng định kỳ,...
-
Về công tác thú y: do cán bộ thú y thiếu và chưa được đào tạo chuyên sâu, thuốc đặc trị không đầy đủ gây khó khăn cho
điều trị bệnh cho bò. Một số hộ thường áp dụng các phương pháp chữa bệnh theo
kinh nghiệm không đúng, đôi khi cũng gây trở ngại cho công tác điều trị.