Chương trình phát triển công nghệ sinh học tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2001 - 2005
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Bảo Vệ; Cơ quan chủ trì: Hội sinh học Tỉnh Cần Thơ; Cơ quan phối hợp: Sở KH, CN và MT Cần Thơ; Sở Y tế Cần Thơ ; Chi cục BV và PTNL Thủy sản Cần Thơ; LH các hội KHKT Cần Thơ; Thời gian: 2001.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa
học và công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh
công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Việc ứng dụng các công nghệ
mũi nhọn trọng tâm là công nghệ sinh học (CNSH) vào sản xuất và đời sống là một
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình CNH-HĐH. Tuy nhiên, đất nước ta có những
cán bộ có năng lực và được đào tạo khá chu đáo về công nghệ di truyền nhưng
thiếu trang thiết bị, hóa chất cũng như kinh phí đầu tư rất hạn chế cho nên tuy
đã cố gắng trong việc tiến hành những nghiên cứu liên quan đến CNSH nhưng chưa
có thể có những thành tựu đủ tầm để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị
cao.
Phát
triển CNSH phải biết chọn lọc, biết phân phối và phải làm từng bước. Hoạt động
CNSH tỉnh Cần Thơ đến nay vẫn còn tập trung vào các công nghệ cổ điển, mặc dù
đã có tiếp cận với cấy mô thực vật trực tiếp, nhưng chưa tiếp cận được nhiều
với công nghệ gen, công nghệ emzyme... Vì vậy, để CNSH tỉnh Cần Thơ có thể trở
thành động lực giúp cho sự phát triển kinh tế, đời sống của tỉnh cần có sự định
hướng và chương trình dài hạn gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, chương trình “Phát triển CNSH tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2001-2005” được
thực hiện nhằm mục đích nắm được thực trạng CNSH của tỉnh và định hướng phát
triển CNSH tỉnh đến năm 2005.
II. NỘI DUNG
A. Thực trạng CNSH tỉnh Cần Thơ
1. Vai trò CNSH trong đời sống và sản xuất: CNSH là tập hợp các ngành khoa học và công nghệ (sinh học
phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học và công nghệ học) nhằm
tạo ra các qui trình công nghệ khai thác ở qui mô công nghiệp các hoạt động của
vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị
phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Việc
nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu CNSH trong nhiều lĩnh vực y tế, môi trường
và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối
với sự phát triển của mỗi ngành.
Hiện
nay, CNSH là trọng tâm nghiên cứu của những viện, trung tâm nghiên cứu, các
trường đại học trong và ngoài nước. CNSH thường được xem là bao gồm các loại
công nghệ và kỹ thuật chủ yếu: kỹ thuật di truyền, công nghệ vi sinh, công nghệ
tế bào và mô, công nghệ enzyme. Các thành tựu của CNSH được sử dụng trên nhiều
lĩnh vực nông nghiệp, y học, sinh học... nhằm phục vụ cho đời sống và sản xuất
của con người trên trái đất.
2. Các cơ sở hoạt
động nghiên cứu và ứng dụng CNSH và nguồn
nhân lực: trên địa bàn tỉnh Cần Thơ có
nhiều đơn vị đang có các họat động nghiên cứu về CNSH như Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, Chi cục Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản, Sở Y tế,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhiều cơ quan khác. Tuy nhiên, hai
đơn vị được coi có nhiều mặt mạnh trong nghiên cứu CNSH là Trường Đại học Cần
Thơ và Viện Nghiên cứu Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Đến năm 2000, toàn tỉnh có 49
tiến sĩ, 109 thạc sĩ, 218 cử nhân. Ngoài
ra, hiện có nhiều cán bộ của Viện đang theo học tiến sĩ về các ngành CNSH tại
các đại học ở Mỹ, Philippines, Ấn Độ... tập trung chủ yếu ở Viện lúa ĐBSCL và
Trường ĐHCT. Các cơ quan khác trên địa bàn có 3 thạc sĩ vừa tốt nghiệp
về chuyên ngành CNSH thuộc ba lĩnh vực nông học, chăn nuôi và thủy sản.
3.Cơ sở vật chất và trang
thiết bị cho CNSH và hoạt động nghiên
cứu:
- Các phòng thí nghiệm
CNSH nằm rãi rác ở các bộ môn, các viện thuộc Viện Lúa ĐBSCL và trường ĐHCT. Các
trang thiết bị chủ yếu được trang bị từ các chương trình hợp tác nghiên cứu với
các Chính phủ và các trường Đại học của nước ngoài qua
các chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Lúa ĐBSCL với các Viện, trường
trên thế giới như Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI, Tổ chức Rockefeller
Foundation, các phòng thí nghiệm của các Bộ môn Di truyền Chọn giống, Bộ môn
CNSH...
Nhìn chung, trong thời gian qua chúng ta đã
xây dựng một số các phòng thí nghiệm, song do chưa đầu tư thích đáng, nên phần
lớn các phòng thí nghiệm này còn tương đối lạc hậu, thiếu các điều kiện cho các
nhà khoa học tiến hành thí nghiệm.
Mặc
dù CNSH được chú trọng trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung các nghiên cứu
về CNSH trong nước và trong vùng ĐBSCL nói riêng cũng mới ở giai đoạn khởi
động. Tuy nhiên, một số nghiên cứu có nhiều giá trị và được ứng dụng trong sản
xuất như Đại học Cần Thơ có các nghiên cứu nấm sợi enzyme, vi khuẩn; phục vụ
cho việc nhân giống, tạo giống bằng công nghệ nuôi cấy mô, điện di enzyme,
protein và DNA; sản xuất chế phẩm sinh học (Probiotics) trong ươm nuôi
tôm sú; phát hiện và phòng trị bệnh virus ở tôm cá nuôi; thử nghiệm vaccxin
trong phòng bệnh; sử dụng tảo trong quản lý chất lượng nước phục vụ sinh sản
nhân tạo tôm càng xanh, aquakit, DVP xử lý môi trường nuôi.
Viện Lúa ĐBSCL, nghiên cứu về CNSH trên cây lúa: sử
dụng dấu phân tử trong nghiên cứu đa
dạng di truyền; lúa lai bằng đánh dấu RAPD; áp dụng STS marker chọn dòng kháng
rầy nâu; phân tích PCR với STS marker công cụ xác định các clones có tính chồng
lấp trong vectơ
BAC của cây lúa; loci di truyền; chuyển nạp gen bằng Agrobacterium; kỹ thuật
nuôi cấy tế bào, mô, túi phấn, cứu phôi.
Các cơ quan
nghiên cứu lĩnh vực thủy sản: di truyền màu sắc cá rô phi đỏ; dùng biện pháp
sinh học để sản xuất nước mắm; sinh học tế bào và vi sinh học vào lĩnh vực
nuôi; phân tích protein SDS-PAGE so sánh một số chỉ tiêu sinh học 3 loại hình
cá chép; cám gạo lên men làm thức ăn cho cá; hiệu quả gây chín và rụng trứng của
HCG, LHRHa và DOCA lên cá trê vàng. Lĩnh vực môi trường, công nghệ EM trong xử
lý nước thải thủy sản; xử lý nước thải của lò giết mổ gia súc bằng UASB; xử lý
chất thải rắn trong chăn nuôi bằng ủ phân compost; xử lý rác thải có nguồn gốc
hữu cơ bằng chế phẩm sinh học, yếm khí; xử lý mùi hôi gốc hữu cơ bằng men vi sinh ASC, MiO WC; xử lý nguồn nước
nuôi thủy sản bằng Bio-Dream; xử lý yếm khi chất hữu cơ với các dạng Biogas bằng
túi nhựa PVC và hầm ủ kiên cố.
Nhìn chung, các nghiên cứu khoa học
về CNSH trong thời gian qua trên các lĩnh vực y tế, môi trường và nông nghiệp
tại vùng ĐBSCL nói chung và địa bàn tỉnh Cần Thơ nói riêng đã đạt những thành
tựu đáng khích lệ, nhiều công trình có giá trị thực tiễn, mang lại nhiều hiệu
quả trong đời sống và thực tế sản xuất. Tuy nhiên, thực trạng nghiên cứu CNSH
trong thời gian qua cũng còn chưa đồng bộ. Các nghiên cứu, ứng dụng CNSH cho lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản phát triển khá mạnh, các lĩnh vực khác còn
ít.
Thời
gian qua, nghiên cứu CNSH còn một số hạn chế như đầu tư cho nghiên cứu và triển
khai (R&D) còn ở mức rất thấp. Máy móc thiết bị của các cơ quan nghiên cứu
cũng còn thiếu và chưa đồng bộ; lượng thông tin sử dụng được còn quá ít; các cơ
quan nghiên cứu chưa phát huy được tác dụng tư vấn cho sản xuất.
B. Quan điểm,
định hướng, mục tiêu và nội dung phát triển CNSH
1. Quan điểm phát triển CNSH đến 2005
Tạo
môi trường lành mạnh cho các nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ mới.
Đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực về cả chuyên môn công nghệ và trình độ quản
lý. Huy động và tích lũy nguồn vốn cho phát triển khoa học công nghệ.
Hai
quan điểm phát triển CNSH của tỉnh sẽ là:
(1)
Đầu tư ứng dụng kỹ thuật sinh học ở các mức độ thích hợp để cải thiện chất
lượng nông sản (cây trồng, vật nuôi, sản phẩm chế biến...), các sản phẩm của
CNSH (vật nuôi, cây trồng) phải được đánh giá toàn diện từ khâu lai tạo giống,
kỹ thuật sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ.
(2)
Ứng dụng kỹ thuật sinh học vào các qui trình sản xuất, chế biến nhằm hạ giá
thành sản phẩm, tăng cao thu nhập cho nguời sản xuất trực tiếp và tăng thu nhập
cho xã hội, sản xuất theo quan điểm bền vững.
2. Định hướng phát triển CNSH
tỉnh Cần Thơ đến 2005
Trong những năm gần đây, một số các
hoạt động CNSH được thực hiện trên một số công nghệ mới, hiện đại như công nghệ
vi sinh, ứng dụng điện di enzyme,
protein và DNA, tuy nhiên hoạt động CNSH tại Cần Thơ cho đến nay vẫn
còn tập trung vào các công nghệ cổ điển .
Dựa
trên hai quan điểm phát triển CNSH nêu trên, hướng phát triển CNSH của tỉnh Cần
Thơ trong giai đoạn 2001 - 2005 là thực hiện một số đề án có mức đầu tư thấp
đến trung bình để ứng dụng những thành tựu CNSH của thế giới và trong nước để
xây dựng cơ sở cho việc phát triển CNSH. Qua đó, bước đầu thực hiện việc đào
tạo nguồn nhân lực và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội, tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm; giảm giá thành
sản xuất và xây dựng môi trường sống bền vững.
3. Mục tiêu phát triển chung
của ngành
Mục
tiêu chính cần đạt được trong giai đoạn phát triển tới 2005 của CNSH là:
-
Nghiên cứu ứng dụng, chọn lọc các thành tựu KHCN thuộc lĩnh vực CNSH của thế
giới phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự phát triển bền vững nông-lâm-ngư
nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và đời sống con người.
-
Khai thác có hiệu quả tài nguyên sinh vật và tạo sản phẩm bằng CNSH.
-
Ứng dụng CNSH trong nhiều lĩnh vực then chốt, trong phát triển nông nghiệp như
tạo giống mới, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học, sản xuất các sản phẩm vi
sinh phục vụ cho chăn nuôi, thủy sản... và trong công nghiệp chế biến thực
phẩm. Đưa kết quả hoạt động về CNSH phục vụ sản xuất và ứng dụng. Xây dựng một
ngành CNSH phát triển bảo đảm sản xuất được sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa
và xuất khẩu. Giai đoạn đầu đến 2005 lấy việc triển khai những công nghệ đạt
được trong nước thời gian qua, đồng thời nhập một số công nghệ làm nền tảng để
hình thành ngành công nghiệp sinh học. Sau 2005-2010 kết hợp giữa công nghệ nội
sinh và công nghệ nhập với tỉ trọng công nghệ nội sinh ngày càng chiếm tỉ trọng
lớn để phát triển ngành công nghiệp sinh học đạt trình độ khu vực.
4. Nội
dung phát triển CNSH Tỉnh Cần Thơ đến năm 2005
- Đào tạo nguồn nhân lực cho CNSH cho ngành: việc đầu tư nguồn nhân lực trẻ có chuyên môn
sâu và cán bộ đầu đàn có nhiều kinh nghiệm đối với địa phương sẽ là điều kiện
tiên quyết; đào tạo nhân lực cho CNSH phải đảm bảo đồng bộ về cơ cấu ngành
nghề, cơ cấu trình độ.
Song
song với việc phát triển nguồn nhân lực CNSH bằng việc đào tạo mới, tái đào
tạo, nâng cao trình độ... việc phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải sử dụng
tổng hợp cán bộ của những ngành có liên quan trong tỉnh, như y tế, môi trường,
công nghiệp thực phẩm, nông lâm ngư nghiệp, qua đó có thể tổng hợp được chất
xám và sức mạnh của nhiều nhà khoa học nhằm giải quyết các vấn đề lớn. Trong
tình hình nguồn nhân lực CNSH của tỉnh còn hạn chế, cần tận dụng các chuyên gia
đầu ngành trong nước, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời có thể kêu gọi sự
hợp tác hay hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài thông qua các chương trình, dự
án UNDP, FAO, WHO, UNICEFF...
- Xây dựng cơ sở vật chất cho CNSH: đầu tư kinh phí để trang bị phương tiện nghiên cứu, sản
xuất... là điều tất yếu. Việc đầu tư này phải có định hướng và đồng bộ với
những chuyên ngành và hướng chiến lược của tỉnh. Các trang thiết bị phải có kế
hoạch đầu tư tập trung, mang tính chuyên sâu, trước hết phải biết khai thác một
cách hiệu quả các trang thiết bị hiện có của Trường Đại học Cần Thơ và Viện Lúa
ĐBSCL... để tận dụng hết công suất của các thiết bị.
- Hợp tác phát triển CNSH phạm vi nghiên cứu và ứng dụng các kết quả, thành tựu của
CNSH trên rất nhiều lĩnh vực của tự nhiên và đời sống. Do đó, để việc khai thác
những thành tựu, cũng như nghiên cứu các vấn đề mới đạt hiệu quả cao, vấn đề
trao đổi thông tin, mở rộng khả năng hợp tác là công tác rất quan trọng. Trước
mắt, cần phải tập trung hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong vùng
ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh... hoặc với các khu vực phía Bắc, nơi tập trung rất
nhiều Viện, Trường có các nghiên cứu mạnh về CNSH (Viện CNSH Quốc Gia, Đại học
Quốc gia Hà Nội...).
Ngoài việc phát triển hợp tác với
các cơ quan nghiên cứu CNSH trong vùng và trong nước, thông qua các Viện,
Trường, các chương trình, dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ, cần thiết tranh
thủ sự hợp tác quốc tế để có thể phát triển nguồn nhân lực cũng như các trang
thiết bị khi có điều kiện.
- Các đề tài nghiên cứu phát triển khả thi cho giai đoạn 2001-2005
Trước nhu cầu phát triển CNSH của tỉnh Cần Thơ
và ĐBSCL, cần thiết xây dựng Chương trình Phát triển CNSH chung cho tất cả các
lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thực
phẩm, thủy sản, môi trường cũng như lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Từ chương
trình này sẽ tiến đến xây dựng các dự án và đề tài cần thực hiện, sau đó với
chiến lược phát triển đã vạch ra cũng như khả năng về nguồn kinh phí, chương
trình sẽ chọn các đề tài có tính khả thi cao, cấp thiết phục vụ sản xuất và đời
sống. Bên cạnh đó, cần xây dựng các dự án sản xuất ứng dụng CNSH kêu gọi đầu tư
trong và ngoài nước.