Mua sắm thiết bị và nâng cấp hệ thống mạng công nghệ thông tin văn phòng tỉnh ủy Cần Thơ 2002
Chủ nhiệm dự án: Vương Văn Ba; Cơ quan chủ trì: Văn phòng Tỉnh Ủy Cần Thơ; Thời gian thực hiện: 2002 – 2003.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ thông tin là
một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành
công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
của thế giới hiện đại.
Ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý điều hành tại Văn phòng Thành ủy Cần Thơ giúp cho công tác
quản lý công văn, lưu trữ, tìm kiếm thông tin một cách có hệ thống, dễ
dàng và nhanh chóng. Đáp ứng nhanh các
yêu cầu cho lãnh đạo thành phố trong việc chỉ đạo, tổ chức cán bộ, quản lý cán
bộ đảng viên, báo cáo nhanh với Trung ương thông qua mạng công nghệ thông tin
của Trung ương Đảng khi có nhu cầu. Đảm bảo thông tin được thông suốt ở cấp
quận, huyện với thành phố, thành phố với Trung ương một cách nhanh chóng, thuận
tiện và bí mật.
Trên cơ sở đó, năm 2002,
Văn phòng Tỉnh ủy Cần Thơ nay là Văn phòng Thành ủy Cần Thơ, xây dựng dự án “Mua
sắm thiết bị và nâng cấp hệ thống mạng công
nghệ thông tin Văn phòng Tỉnh ủy Cần Thơ” dựa trên tinh thần chỉ thị
58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Mục tiêu:
- Nâng cấp vai trò lãnh
đạo các cấp ủy Đảng và phục vụ các hoạt động chỉ đạo, điều hành tác nghiệp của
từng cơ quan, đơn vị.
- Góp phần cải thiện
hoạt động của Văn phòng Tỉnh ủy, đơn giản hóa công tác văn thư, lưu trũ, rút
ngắn thời gian giải quyết công việc, giảm bớt các khâu trung gian.
- Từng bước hoàn thiện
cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho công việc cập nhật, trao đổi
thông tin với Trung ương cũng như các đơn vị trực thuộc được dễ dàng và thuận
lợi.
- Tạo cơ sở
nền tảng để từng bước triển khai dự án Tin học hóa hoạt động cơ quan Đảng tỉnh
Cần Thơ giai đoạn 2003 -2005.
2. Nội
dung:
a)
Mô hình mạng:
Mạng cục bộ LAN ở Văn phòng Tỉnh ủy
được thiết kế theo mô hình Client/Server (khách hàng/phục vụ) và hình trạng
(topology) của mạng là dạng sao (Star). Hình trạng sao là kiểu kết nối thông
dụng nhất hiện nay, đáp ứng yêu cầu dễ lắp đặt, bảo trì và có khả năng tích hợp
hệ thống mạng WAN và Internet sau này.
Các
máy tính độc lập trong đơn vị được kết nối vào mạng thông qua một hệ thống
đường truyền (gọi là môi trường truyền dẫn), sử dụng để truyền tải tài nguyên
hoặc các dịch vụ giữa các máy với nhau. Đó chính là hệ thống cáp mạng dùng để
nối các máy tính với nhau thông qua một thiết bị gọi là Hub (bộ tập trung)
thành một mạng LAN trong cơ quan.
b)
Hệ thống cáp mạng:
Hệ thống cáp mạng công nghệ thông
tin được thiết kế tại Văn phòng Tỉnh ủy dựa trên các tiêu chuẩn thông dụng và
hiện đại, nhằm mục đích cung cấp một đường truyền tốc độ cao, phục vụ cho việc
kết nối mạng máy tính trong cơ quan với nhau cũng như kết nối với bên ngoài và
đáp ứng kiểu nối kết Topolpgy dạng sao của mạng.
Loại
cáp được chọn cho hệ thống mạng là loại cáp xoắn đôi 8 sợi không bọc giáp và
thuộc Catgory (UTP C.5). Loại cáp này cung cấp tốc độ tuyền lên tới 100 Mbps
(100 Base-T) ở khoảng cách tối đa là 100 mét. Loại đầu nối được sử dụng tương
ứng với hệ thống cáp này là đầu nối RJ-45 C.5.
Toàn
bộ hệ thống cáp có đầu cuối tập trung tại một phòng (phòng mạng), chứa các
thiết bị mạng như: Server, Hub,… từ đó phân tán đi các phòng khác trong tòa
nhà.
Tại
mỗi phòng, hệ thống cáp sẽ được phân phối đến các vị trí người dùng - đây chính
là các Outlet - là điểm kết nối dây giao tiếp với thiết bị đầu cuối (máy tính
cá nhân (PC) hoặc máy tính xách tay (Laptop)). Các điểm này sẽ được phân bố tại
các vị trí thuận lợi trong phòng làm việc tại cơ quan.
Hiện
tại Văn phòng Tỉnh ủy đã có hệ thống mạng LAN hoạt động ổn định. Dựa trên nền
tảng hệ thống này, sẽ bổ sung thêm một số điểm để kết nối tại các phòng để mở
rộng mạng LAN của cơ quan nhằm khai thác có hiệu quả tính năng của mạng.
Nguyên
tắc chạy cáp: sử dụng 1 đường cáp liên tục (không ngắt quãng hay nối kết) từ vị
trí tập trung (phòng mạng) đến vị trí Outlet. Cáp tại mỗi Outlet được chừa dư
khoảng 0,5 mét dùng để kết nối vào đầu cắm RJ-45. Hệ thống cáp được thi công
sao cho cách khoảng hệ thống điện khoảng 0,4 mét, nếu trường hợp cắt ngang hệ
thống điện thì phải sử dụng dây quấn bạc để bọc nhiễu cho hệ thống cáp.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Mạng công nghệ thông tin của Tỉnh ủy đã cơ
bản đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo
được việc thu thập, lưu trữ, bảo vệ bí mật, cung cấp kịp thời, chính xác các
thông tin liên quan tới hoạt động của Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, của Văn
phòng Tỉnh ủy, các ban Đảng, các huyện ủy, thị ủy.
- Đã tích hợp, truyền
dẫn được các thông tin từ các cơ sở dữ liệu dùng chung của Văn phòng Trung
ương, liên thông được từ Văn phòng Trung ương, Chính phủ, các tỉnh đến Văn
phòng Tỉnh ủy.
- Các thông tin đầu vào,
đầu ra được chuẩn hóa theo các chuẩn thống nhất trong hệ thống các cơ quan Đảng
và Nhà nước.
- Các thiết bị, các phần
mềm có khả năng tương thích và có thể ghép nối với nhau một cách dễ dàng.
- Đảm bảo đáp ứng được
những nhu cầu trước mắt, cũng như chú ý đến những yêu cầu lâu dài đảm bảo cho
sự kế thừa và phát triển liên tục.
- Đảm bảo chống được các
mất mát, sai hỏng dữ liệu do phần cứng (hỏng, sự cố …) do phần mềm, do virus
phá hoại (sơ ý hoặc cố ý).
- Hệ thống có khả năng
chống việc truy cập và khai khác thông tin bởi những người không có trách
nhiệm, chống các tác động nhiễu, đưa thông tin giả vào hệ thống, hoặc phá hoại
thông tin và dữ liệu.
- Hệ thống đảm bảo quyền
truy cập, quyền xử lý và khai thác dữ liệu cho từng người sử dụng theo đúng
quyền hạn được qui định.
- Phát triển mạng theo
hệ thống mở, được thiết kế theo các chuẩn quốc gia và quốc tế. Đảm bảo khả năng
ghép nối, thay thể mở rộng và nâng cấp phát triển trong tương lai bao gồm phần
cứng và phần mềm.
- Hệ thống có thể ghép
nối được với các mạng trong nước và các mạng quốc tế.
- Hệ thống vận hành đơn
giản, việc đào tạo và sử dụng hệ thống nhanh và thuận lợi.
- Hệ thống thông tin
mạng LAN của Tỉnh ủy đã được xây dựng trên cơ sở mạng diện rộng (WAN) đảm bảo
thống nhất và liên thông với cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành ủy trong cả
nước.
- Hệ thống có chú ý tuân
theo chuẩn quốc gia và quốc tế để nhằm dễ dàng thay thế và mở rộng, không phụ
thuộc vào nguồn cung cấp công cụ và trang thiết bị.
- Hệ thống có khả năng
cải tiến và nâng cấp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc và phù hợp
với các yêu cầu của Ban chỉ đạo công nghệ thông tin cơ quan Đảng Trung ương
trong những năm về sau.
2. Mô hình và các
thiết bị:
- Mô hình mạng:
Mạng cục bộ LAN ở Văn
phòng Tỉnh ủy được thiết kế theo mô hình Client/Server (khách hàng/phục vụ) và
hình trạng (topology) của mạng là dạng sao (Star). Các máy tính độc lập trong đơn vị được kết
nối vào mạng thông qua một hệ thống đường truyền (gọi là môi trường truyền
dẫn), sử dụng để truyền tài nguyên hoặc các dịch vụ giữa các máy với nhau. Đó là hệ thống cáp mạng dùng để nối các máy
tính với nhau thông qua một thiết bị gọi là Hub (bộ tập trung) thành một mạng
LAN trong cơ quan
- Hệ thống cáp mạng :
Hệ thống cáp mạng công nghệ thông tin được
thiết kế tại Văn phòng Tỉnh ủy dựa trên các tiêu chuẩn thông dụng và hiện đại,
nhằm mục đích cung cấp một đường truyền tốc độ cao, phục vụ cho việc kết nối
mạng máy tính trong cơ quan cũng như kết nối với bên ngoài và đáp ứng kiểu nối
kết Topology dạng sao của mạng.
3.
Vật tư và trang thiết bị công nghệ thông tin được trang bị cho dự án:
STT
|
Tên thiết bị
|
ĐVT
|
Số lượng
|
1
|
Máy vi tính để bàn (PC-Workstion)
|
bộ
|
07
|
2
|
Card mạng Intel Pro 10/100Mbps 4860
Lancard
|
cái
|
05
|
3
|
Máy lưu điện (UPS) LEONICS 500 VA
|
cái
|
05
|
4
|
Ổ CD ROM 52X LG
|
cái
|
05
|
5
|
Outlet 2 port
|
cái
|
07
|
6
|
Đầu nối cáp mạng (RJ –45)
|
cái
|
50
|
7
|
Cáp mạng 100 base-T
|
mét
|
300
|
8
|
Nẹp nhỏ (3x2 cm)
|
mét
|
120
|
Qua
thời gian thực hiện, dự án đã được nghiệm thu giai đoạn 1 và tiếp tục thực hiện
giai đoạn 2. Đến đầu tháng 7/2004, Văn phòng Tỉnh ủy nay là Văn phòng Thành ủy
được cấp bổ sung kinh phí để mua thêm 02 máy tính để bàn trang bị cho các đơn
vị mới chia tách.