SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Quan ngại đối với Dự thảo Trung Quốc quy định về giám sát và quản lý mỹ phẩm.

[13/12/2019 17:53]

Trong biên bản họp của Ủy ban TBT/WTO ban hành tháng 09/2019, Quy định của Trung Quốc về kiểm tra việc đăng ký và lưu trữ hồ sơ đối với sản phẩm mỹ phẩm được thông báo cho WTO mã thông báo G/TBT/N/CHN/1311 đã vấp phải quan ngại từ các nước Thành viên WTO

ảnh minh họa

Các quan ngại cụ thể như sau:

- Quan ngại của phái đoàn Nhật Bản

Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc xem xét thêm 02 vấn đề mà phái đoàn của Nhật Bản đã đưa ra đối với biện pháp này. Liên quan đến quy định về phòng thử nghiệm: Điều 7 trong dự thảo quy định rằng phòng thử nghiệm phải có tư cách độc lập và được chấp thuận bởi Cơ quan kiểm tra và phòng thí nghiệm Trung Quốc (CMA) trước khi tiến hành thử nghiệm đối với các sản phẩm mỹ phẩm. Hơn nữa, theo quy định của Trung Quốc, chỉ các phòng thử nghiệm ở Trung Quốc mới có thể có được CMA, do đó Điều 7 sẽ không chấp nhận kết quả thử nghiệm thu của các phòng thí nghiệm đặt ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Do đó, Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc xem xét sửa đổi quy định này theo hướng linh hoạt hơn để đảm bảo các thông lệ quốc tế như ISO.

Liên quan đến Yêu cầu Thử nghiệm trên động vật: trong Phụ lục 1, sản phẩm nhập khẩu không sử dụng với mục đích đặc biệt sẽ phải yêu cầu thử nghiệm trên động vật, tuy nhiên các sản phẩm tương tự trong nước lại không phải yêu cầu thử nghiệm. Nhật Bản cho rằng quy định này tạo ra sự phân biệt đối xử một cách vô lí, tạo chi phí phát sinh cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo hiểu biết của Nhật Bản đối với Quy định về thông báo mỹ phẩm không sử dụng với mục đích đặc biệt được Trung Quốc thông báo cho Uỷ ban WTO/TBT vào ngày 06/06/2019, các sản phẩm không sử dụng với mục đích đặc biệt đã được miễn việc thử nghiệm. Nhật Bản nêu lại yêu cầu Trung Quốc đối xử bình đẳng với các sản phẩm nhập khẩu liên quan đến thử nghiệm trên động vật. Nhật Bản cũng yêu cầu Trung Quốc xem xét các ý kiến của các Thành viên để quy định trên không gây cản trở thương mại quá mức cần thiết.

- Quan ngại của phái đoàn Hàn Quốc

Hàn Quốc đánh giá cao việc Trung Quốc thông báo dự thảo biện pháp này để các nước Thành viên có cơ hội đưa ra ý kiến. Tuy nhiên, các quan ngại của Hàn Quốc vẫn chưa được giải quyết. Thứ nhất, Hàn Quốc cho rằng Điều 14 của dự thảo quy định về thời hạn sử dụng của mẫu được gửi để kiểm tra sẽ gây cản trở quá mức cần thiết đối với thương mại, do đó Hàn Quốc đề nghị loại bỏ yêu cầu này. Ngoài ra, quy định này chỉ cho phép các sản phẩm nội địa được thử nghiệm nguyên mẫu, một sự phân biệt đối xử rất rõ ràng theo quy định của WTO. Hàn Quốc yêu cầu Trung Quốc áp dụng quy tắc này cho cả sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu; thứ hai, Phụ lục 1 của quy định đưa ra các yêu cầu thử nghiệm khác nhau đối với sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu. Do đó, phái đoàn Hàn Quốc yêu cần phải điều chỉnh yêu cầu này để tránh tạo ra sự phân biệt đối xử; và thứ ba, Hàn Quốc yêu cầu Trung Quốc đưa ra giai đoạn chuyển tiếp một cách hợp lý để các doanh nghiệp và nhà sản xuất có đủ thời gian đáp ứng quy định mới này.

Cuối cùng, Hàn Quốc yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin tình trạng hiện tại của dự thảo như thời gian dự kiến thông qua và phản hồi các ý kiến của Hàn Quốc.

- Quan ngại của phái đoàn Hoa Kỳ

Hoa Kỳ chia sẻ các quan ngại của Nhật Bản và Hoa Kỳ và nhắc lại những quan ngại của mình trước đó, cụ thể:

Thứ nhất, Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm từ ISO, ASTM Quốc tế, NSF quốc tế và xem xét ISO 22716: 2007, "Mỹ phẩm - Thực hành sản xuất tốt (GMP) - Hướng dẫn về Thực hành sản xuất tốt".

Thứ hai, Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc xem xét các nguyên tắc và khuyến nghị được xây dựng bởi Quy định hợp tác quốc tế về mỹ phẩm (ICCR).

Thứ ba, Hoa Kỳ đề nghị Trung Quốc làm rõ tại sao quy định lại yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết như vậy, trong khi các cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và các thị trường khác thường không yêu cầu cung cấp phải cung cấp thông tin quá mức chi tiết như quy định của Trung Quốc ngoài trừ trường hợp đặc biệt.

- Đại diện của Trung Quốc giải thích rằng mục đích của quy định kiểm tra việc đăng ký và nộp hồ sơ mỹ phẩm, nhằm đảm bảo sự công khai, công bằng và trong sạch. Vì quy định hiện vẫn đang được soạn thảo, Trung Quốc sẽ nghiêm túc xem xét ý kiến của các nước Thành viên trong quá trình xây dựng dự thảo và sẽ phản hồi sau.

Theo tbt.gov.vn (Duc Thuy)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ